Content text M612 DEMO.pdf
1 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ SỰ TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN 6 A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 B. NỘI DUNG...................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 4 3. Giải pháp thực hiện........................................................................................ 7 Biện pháp 1. Ứng dụng trò chơi học tập giúp khuấy động không khí học tập sôi nổi, hào hứng ............................................................................................ 7 Biện pháp 2. Tạo tình huống thực tiễn kết hợp kiến thức liên môn để gợi mở kiến thức cho học sinh.................................................................................. 15 Biện pháp 3. Áp dụng kỹ thuật dạy học KWL giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức ................................................................................................. 19 Biện pháp 4. Giao nhiệm vụ thiết kế mô hình trải nghiệm tại nhà và thuyết trình về sản phẩm trên lớp ............................................................................ 22 4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................ 24 C. KẾT LUẬN.................................................................................................... 27 1. Kết luận........................................................................................................ 27 2. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 29
2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục lớp 6, Toán học là một môn học giữ vị trí tương đối quan trọng. Môn học này sẽ có vai trò góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh ở một cấp bậc mới, khác hoàn toàn so với chương trình toán ở tiểu học. Vì vậy, các em học sinh sẽ cần làm quen với những kiến thức toán học mới lạ cùng phương pháp giảng dạy khác với môi trường tiểu học. Cụ thể, môn Toán sẽ giúp các em học sinh lớp 6 phát triển được năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề và các năng lực sử dụng công cụ, phương tiện để học toán. Hiện nay, theo chương trình GDPT mới, trong một tiết Toán sẽ bao gồm các phần cơ bản là khởi động, hình thành kiến thức và vận dụng, liên hệ. Mỗi phần đều đóng một vai trò khác nhau trong việc phát triển năng lực tư duy và kiến thức toán cho học sinh. Trong đó, hoạt động khởi động mặc dù không chiếm nhiều thời gian, không cung cấp nhiều kiến thức nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hứng thú và gây dựng sự tập trung cho các em học sinh vào đầu buổi học. Toán học luôn được đánh giá là một môn học khó và khiến nhiều học sinh không có hứng thú. Vì vậy, hoạt động khởi động được triển khai phù hợp sẽ có tác dụng tạo được sự hứng thú cho các em học sinh, qua đó các em sẽ chủ động tìm hiểu, tò mò về những kiến thức sắp học. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp tiết học toán diễn ra thành công và giáo viên thu hút được sự tập trung của nhiều học sinh trong quá trình truyền đạt kiến thức. Mặc dù đã hiểu được tầm quan trọng của phần khởi động trong một tiết học, nhưng cá nhân tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang tham gia giảng dạy môn toán học lớp 6 vẫn chưa áp dụng được triệt để các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong phần khởi động. Một số giáo viên đã có sự sáng tạo các giải pháp khởi động thú vị để thu hút học sinh, tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình trạng hiểu nhưng khó thực hành này, tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Thiết kế các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú và sự tập trung của học sinh trong môn Toán 6 (Kết nối tri thức với
3 cuộc sống)” với mục tiêu tìm ra các giải pháp hữu ích chia sẻ đến đội ngũ cán bộ giáo viên. Thông qua đó, có thể mô tả rõ nét cách thực hiện của từng giải pháp để giáo viên có thể nghiên cứu và áp dụng vào quá trình giảng dạy thực tế. Đồng thời nâng cao sự tập trung và hứng thú cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục đích thiết kế những hoạt động khởi động thú vị phù hợp với môn toán học lớp 6. Từ những hoạt động khởi động đó, giáo viên có thể nâng cao được sự hứng thú và khả năng tập trung quả học sinh trong quá trình học tập. Thông qua đó sẽ giúp học sinh nâng cao được kết quả học tập đối với môn Toán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú và sự tập trung của học sinh trong môn Toán 6 Phạm vi nghiên cứu: 30 học sinh lớp 6A trường Trung học Cơ sở... 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được sáng kiến khoa học này, tôi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thực hành, thực nghiệm - Phương pháp thống kê
4 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Chương trình GDPT 2018 đã thể hiện rõ những yêu cầu cấp bách về việc đổi mới các phương pháp giảng dạy nói chung để nâng cao hứng thú và sự tập trung của học ở mọi cấp học. Với những yêu cầu cấp bách đó từ bộ giáo dục, các cơ sở giáo dục và đội ngũ giáo viên luôn cần có trách nghiệm để thúc đẩy, tìm hiểu và sáng tạo những phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, nhất là trong hoạt động khởi động đầu giờ. Toán học từ lâu luôn được biết đến là một môn học khó và kén người học. Vì vậy, nhiều em học sinh thường cảm thấy lo lắng, gặp khó khăn trong quá trình học Toán. Đối với học sinh lớp 6, áp lực học toán lại nhân đôi khi các em sẽ vừa phải làm quen với môi trường ở cấp học mới, vừa tiếp nhận những kiến thức toán mới lạ khác với chương trình tiểu học. Cụ thể, các em học sinh sẽ được tìm hiểu về các kiến thức cơ bản như ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, các kiến thức liên quan đến số nguyên, phân số. Trong chương trình học lớp 6, các em sẽ được làm quen thêm với lĩnh vực hình học qua hai nhóm nội dung chính là đoạn thẳng và góc. Những kiến thức nêu trên đều là nội dung nền tảng, tạo tiền đề để học sinh phát triển năng lực toán học ở những mức độ kiến thức phức tạp hơn trong tương lai. Do đó, những hoạt động khởi động thú vị, tạo được sự tò mò cho học sinh sẽ là ưu tiên hàng đầu được giáo viên lựa chọn. Điều này sẽ góp phần làm giảm tâm lý căng thẳng của học sinh, giúp học sinh có được tinh thần thoải mái trước khi bước vào bài học. 2. Cơ sở thực tiễn * Thực trạng Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên đều luôn cố gắng tìm hiểu và thiết kế đa dạng hoạt động khởi động đối với tiết học toán. Tuy nhiên, vì có nhiều phương pháp giảng dạy mới nên nhiều giáo viên vẫn còn cảm thấy khó khăn và chưa thật sự áp dụng được tối đa hiệu quả của các phương pháp.