Content text CHỦ ĐỀ 6. SINH SẢN Ở SINH VẬT - HS.docx
CHỦ ĐỀ 6. SINH SẢN Ở SINH VẬT Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cầy mới được tạo ra A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây. C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây. Câu 2. Hormone nào sau đây được sinh ra bởi tinh hoàn? A. Estrogene. B. Testosterone. C. Progesterone. D. GnRH. Câu 3. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sån hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 4. Quá trình sinh sản ở cơ thể động vật được điều hoà bởi yếu tố nào sau đây? A. Hệ thần kinh và các yếu tố môi trường. B. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. C. Hệ thần kinh, hormone và các yếu tố môi trường. D. Các yếu tố thần kinh và thể dịch trong cơ thể. Câu 5. Ở động vật, giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh sản hữu tính là A. thụ tinh tạo thành hợp tử. B. phát triển phôi thai. C. hình thành trứng, tinh trùng. D. nguyên phân tạo thành phôi. Câu 6. Trong sinh sản hữu tính, cơ sở tế bào truyền đạt vật chất di truyền của quá trình này bao gồm: A. nguyên phân và thụ tinh. B. nguyên phân và giảm phân. C. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. giảm phân, thụ tinh và phản biệt hoá. Câu 7. Biện pháp trộn hormone vào thức ăn để sản xuất cá rô phi đơn tính trong thực tiễn sản xuất là ứng dụng nhằm mục đích nào sau đây? A. Điều khiển giới tính ở động vật. B. Tăng số lượng cá giống. C. Giảm sự cạnh tranh. D. Tăng tốc độ sinh trưởng của cá.
Câu 8. ST25 là giống lúa có đặc tính chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ tốt, phổ thích nghi rộng, năng suất trung bình cao. Biện pháp lai hữu tính đã được sử dụng để lai tạo giống lúa này nhằm mục đích nào sau đây? A. Phát triển tính toàn năng của tế bào. B. Tái sinh các bộ phận sinh dưỡng. C. Nhân giống lúa phổ biến. D. Chọn lọc các tính trạng tốt. Câu 9. Biện pháp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản hữu tính ở động vật trong thực tiễn sản xuất? A. Thụ tinh nhân tạo giúp tăng hiệu quả thụ tinh. B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để tăng khả năng sinh tinh trùng và trứng. C. Thắp đèn sưởi ấm cho động vật khi nhiệt độ ngoài trời thấp. D. Thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của kích dục tố (PMSG pregnant mare serum gonadotropin, HCG - human chorionic gonadotropin) lên thời gian xuất hiện, thời gian kéo dài động dục và hiệu suất sinh sản trên đối tượng cầy vòi hương chậm động dục. Thí nghiệm được tiến hành trên 54 cá thể cầy vòi hương cái và 42 cá thể cầy đực tại trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai và trang trại động vật hoang dã Thanh Long. Chế phẩm PMSG/HCG được tiêm bắp theo 3 công thức: CT1: 20 IU PMSG + 10 IU HGG; CT2: 30 IU PMSG + 15 IU HCG ; CT3: 40 IU PMSG + 20 IU HCG. Kết quả cho thấy ở hình dưới đây. (Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hiền, Ảnh hưởng của kích dục tố lên động thái sinh dục và khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphoditus chậm động dục, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên Tập 129, Số 1A, 21-29, 2020)
và tỉ lệ sống ở cá vàng. Câu 3. Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng sinh sản trên thỏ lai được nuôi với khẩu phần cỏ lông tây và rau lang có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Năm công thức thí nghiệm là các mức độ protein thô trong khẩu phần từ 27, 29, 31, 33 và 35 g/con/ngày, với 3 lần lặp lại và có 2 thỏ cái cho mỗi đơn vị thí nghiệm. Cỏ lông tây cho ăn tự do, rau lang cho ăn bằng nhau ở các nghiệm thức, thức ăn hỗn hợp khác nhau ở các công thức để điều chỉnh hàm lượng đạm ăn vào trong mỗi nghiệm thức. Lượng protein thô cho ăn theo từng công thức của thí nghiệm được kiểm tra bằng cách tính 2 lần/tuần. Bảng kết quả ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở thỏ lai thể hiện ở bảng sau: Bảng lượng vật chất khô (DM), protein thô (CP) ăn vào và các chỉ tiêu sinh sản của thỏ lai Chỉ tiêu Công thức thí nghiệm, gam protein thô/con/ngày CP27 CP29 CP31 CP33 CP35 Lượng vật chất khô ăn vào (g/con/ngày) 133.9 147.2 151.4 161.1 166.7 Chỉ tiêu Công thức thí nghiệm, gam protein thô/con/ngày CP27 CP29 CP31 CP33 CP35 Protein thô ăn vào/con/ngày 27.2 29.2 31.0 33.3 34.7 Số con sơ sinh/ổ/con 5.637 6 7.33 7.33 7.00 Số con cai sữa (con) 5.67 6.00 6.67 6.67 7.00 Tỉ lệ sống (%) 100 100 91.1 91.1 100 (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông, 2009. Ảnh hưởng của mức độ đạm thô lên năng suất sinh sản ở thỏ lai, Tạp chí Khoa học 2009:11 287-294 Trường Đại học Cần Thơ) Mỗi nhận định sau đúng hay sai? a. Số con sơ sinh của thỏ lai đạt cao nhất khi cho ăn protein thô theo công thức CP33. b. Sử dụng hàm lượng protein thô cao sẽ làm tăng số con sơ sinh ở thỏ lai. c. Tỉ lệ sống của thỏ lai thay đổi khi sử dụng lượng vật chất khô với lượng khác nhau. d. Nghiên cứu sử dụng lượng vật chất khô và protein thô có thể làm tăng tỉ lệ số con cai sữa ở thỏ lai.