Content text CHỦ ĐỀ 4. PROTEIN (File HS).docx
CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 4: PROTEIN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi liên kết peptide. amino acid và protein Khối lượng phân tử của protein rất lớn, thường từ khoảng vài chục nghìn đến hàng triệu amu II.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Protein bị thay đổi tính chất dưới tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ. Dưới tác dụng của một trong số các tác nhân này, protein có thể bị đông tụ. Khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao và không có nước, protein bị phân huỷ hoặc cháy, tạo ra các chất bay hơi và có mùi khét. Protein bị thuỷ phân dưới tác dụng của acid, base hoặc enzyme. Quá trình thuỷ phân hoàn toàn protein tạo ra các amino acid cấu thành nên protein đó. Phản ứng thuỷ phân xảy ra tại liên kết peptide. protein + H 2 O Acid/base/enzymer amino acid III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA PROTEIN Trong cơ thể người, các protein có cấu trúc đa dạng tương ứng với các vai trò quan trọng khác nhau, như vai trò cấu trúc (cấu tạo nên cơ bắp, da, tóc,...), vai trò xúc tác (các enzyme), vai trò nội tiết tố (các loại hormone), vai trò vận chuyển (như hemoglobin vận chuyển oxygen đến các tế bào),... Protein là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng. Một số protein được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số loại tơ tự nhiên (như tơ tằm). Khi đốt cháy, các loại tơ này sẽ có mùi khét đặc trưng (giống mùi tóc cháy) nên có thể dùng phương pháp này để phân biệt tơ tự nhiên với các loại tơ tổng hợp (như tơ nylon).
Một số thực phẩm chứa protein B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1 (SGK – KNTT). mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein tạo thành từ các amino acid này. Quan sát Hình 31.1 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Điểm giống và khác nhau giữa các amino acid này là gì? 2. Các amino acid này đã kết hợp lại với nhau hình thành protein bằng cách nào? Câu 2 (SGK – KNTT). Thí nghiệm về tính chất của protein Chuẩn bị: lòng trắng trứng, dung dịch HCl 1 M; 3 ống nghiệm, đèn cồn. Tiến hành: Lấy khoảng 2 mL lòng trắng trứng cho vào mỗi ống nghiệm. 1. Thêm vài giọt HCl 1 M vào ống nghiệm thứ nhất. 2. Hơ nóng nhẹ ống nghiệm thứ hai trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 1 phút. 3. Đun nóng ống nghiệm thứ ba trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi thấy có mùi khét. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 2 (SGK – KNTT). Từ Hình 31.2 và những hiểu biết của em trong thực tế cuộc sống, hãy cho biết một số ứng dụng của protein.
Câu 3 (SGK – KNTT). Các enzyme là các protein đóng vai trò chất xúc tác trong các phản ứng sinh hoá. Em hãy viết sơ đồ của hai phản ứng có enzyme là chất xúc tác diễn ra trong cơ thể người. Câu 3 (SBT – KNTT). Làm thế nào để kiểm tra tơ tự nhiên có nguồn gốc protein như tơ tằm và tơ tổng hợp như tơ nylon? Câu 4 (SGK – KNTT). Để có sức khỏe tốt, khẩu phần ăn hằng ngày cung cấp đủ bốn nhóm dinh dưỡng (chất đạm, chất bột đường, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất). Chất đạm (protein) là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người? Câu 5 (SGK – KNTT). Hãy kể tên một số thực phẩm chứa protein thực vật và một số thực phẩm chứa protein động vật. Câu 6 (SGK – CTST). Quan sát Hình 29.2, hãy nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của protein. Câu 7 (SGK – CTST). Theo em, khi thuỷ phân protein đơn giản (được tạo bởi các amino acid) sẽ thu được hợp chất gì? Câu 8 (SGK – CTST). Khi đốt tóc, móng tay, móng chân, lông vịt, sừng động vật sẽ có chung hiện tượng gì? Câu 9. Tại sao khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm hoặc len lông cừu không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao mà nên giặt bằng xà phòng trung tính. Câu 10. Hãy nêu hiện tượng khi cho giấm (hoặc chanh) vào sữa bò (hoặc sữa đậu nành). Giải thích. Câu 11. Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: một được dệt bằng sợi tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng. Câu 12. Trong các loại lương thực, thực phẩm sau : gạo, kẹo, dầu lạc, trứng, loại nào: a) Chứa nhiều chất béo nhất? b) Chứa nhiều chất đường nhất? c) Chứa nhiều chất bột nhất? d) Chứa nhiều protein nhất? Câu 13. Nêu nhận xét vế khối lượng phân tử của protein. Câu 14. Trong phân tử protein có một hay nhiều liên kết peptide? Câu 15. Trong quá trình nấu canh cua, thấy xuất hiện các tảng “gạch cua” nổi lẻn. Giải thích hiện tượng trên và cho biết thành phán chinh của “gạch cua". Câu 16 (SBT – CD). Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào các chỗ trong các câu sau đây.
Phân tử protein có cấu tạo (1) ,……được tạo thành từ các phân tử (2) liên kết với nhau bằng liên kết…….(3)……Protein có trong…..(4)…..của cơ thể người và đóng vai trò ……(5)…..đối với hoạt động sống. Câu 17 (SBT – CD). Chỉ ra những điểm chung về thành phần nguyên tố và đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và protein. Câu 18 (SBT – CD). Có các dung dịch sau: dung dịch glucose, dung dịch saccharose, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch albumin. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên. Câu 19 (SBT – CD). Một đoạn của phân tử protein có cấu tạo như saư: N H CH CH3 C O N H CH2C O NCH2 H CH2C O Hãy chỉ ra những liên kết peptide có trong đoạn phân tử trên. Có bao nhiêu amino acid trong đoạn phân tử trên? Viết công thức cấu tạo của những amino acid đó. Câu 20 (SBT – KNTT). Tại sao protein quan trọng trong chế độ ăn uống của con người? PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1 (SBT – KNTT). Protein được cấu tạo từ những đơn vị nào? A. Glucose. B. Chất béo. C. Amino acid. D. DNA Câu 2 (SBT – KNTT). Liên kết nào kết nối các amino acid trong protein? A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết glycoside C. Liên kết peptide. D. Liên kết ester. Câu 3 (SBT – KNTT).Vai trò nào không phải vai trò chính của protein? A. Cấu trúc tế bào. B. Xúc tác phản ứng sinh hoá. C. Cung cấp năng lượng. D. Vận chuyển oxygen. Câu 4 (SBT – KNTT).Thuỷ phân protein tạo ra loại chất nào dưới đây? A. Glucose. B. Amino acid. C.Carboxylic acid. D. Glycerol. Câu 5 (SBT – CD). Phân tử protein có A. khối lượng rất lớn và cấu tạo phức tạp. B. khối lượng nhỏ và cấư tạo đơn giản. C. khối lượng nhỏ và cấu tạo phức tạp. D. khối lượng lớn và cấu tạo đơn giản. Câu 6 (SBT – CD). Protein có nhiều trong A. các loại rau xanh. B. các loại củ. C. các loại quả chín. D. các loại thịt, cá, trứng, sữa. Câu 7 (SBT – CD). Khi đun nóng protein trong dung dịch acid sẽ thu được A. glucose. B. acid acetic. C. lipid. D. hỗn hợp các amino acid. Câu 8 (SBT – CTST). Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều A. chất béo. B. glucose và saccharose. C. tinh bột. D. protein. Câu 9. “Mắt xích” trong phân tử protein là: A. Cellulose B. Glucose C. Amino acid D. Ethylene Câu 10. Protein có trong: A. Cơ thể người B. Động vật C. Thực vật D. A, B, C đúng Câu 11. Tính chất hóa học của protein là: A. Phản ứng thủy phân B. Sự phân hủy bởi nhiệt C. Sự đông tụ D. A, B, C đúng Câu 12. Protein có nhiều trong A. các loại rau xanh B. các loại củ C. các loại quả chín D. các loại thịt, cá, trứng, sữa Câu 13. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do