Content text MKT - ý nghĩa các hình tượng.pdf
Ý NGHĨA CÁC HÌNH TƯỢNG Trường Mi Đạt Ma Quan Công Khổng Minh La Hán Trường Mi là vị la hán thứ 15 của nhà Phật. Theo Phật giáo, có ghi lại truyền thuyết về thân thế vị La Hán này là khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống khuôn mặt. Đó là điềm báo kiếp trước ông chính là một nhà sư tu hành đến già, tóc rụng hết chỉ còn hàng mi dài. Sau khi chết, nhà sư đầu thai chuyển thế, cặp lông mày dài cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết được điềm báo ấy từ ông nên cho ông đi xuất gia. Cuối cùng, sau khi theo Phật xuất gia thì ông chứng quả A-la-hán và được thế nhân gọi là La Hán Trường Mi. Sau khi chứng quả thì cụ vẫn thường du hoá trong nhân gian giúp người dân giải trừ bệnh tật và truyền bá phật pháp. Ngày nay, người ta trưng thờ tượng La Hán Trường Mi với ước mong được Ngài độ cho có được cuộc sống hạnh phúc, giải trừ được mọi loại bệnh tật, giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Đạt Ma Sư Tổ hay còn gọi Bồ Đề Đạt Ma, ngài có xuất thân cao quý là hoàng tử của Ấn Độ, cũng là truyền nhân thứ 28 của Phật Giáo. Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc, cha đẻ của môn phái Thiền tông của Thiếu Lâm Tự. Hình ảnh ngài Đạt Ma là biểu tượng của sự giác ngộ tuyệt đối, ý chí kiên định vững vàng. Nhắc nhở chúng ta luôn hướng đến những điều Chân - Thiện - Mỹ. Trong Phong Thủy ngài Đạt Ma giúp gia chủ trấn trạch, trừ tà, xua đuổi tà khí, bảo hộ gia đạo bình an. Quan Công (162 - 220) tự là Quan Vân Trường là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, phò tá Lưu Bị. Là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm: Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Được người đương thời nhận xét là sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ. Gắn liền vời 4 chữ "Trung Ngĩa Ngàn Thu", ông là người có lòng can đảm, trung thành, hào hiệp trượng nghĩa. Với chiến thắng lừng lẫy tại trận Xích Bích, điển tích qua "5 ải chém đầu 6 tướng", cùng chuyện "cạo xương chữa thương" đã cho thấy sự gan dạ hơn người ở Quan Vũ. Sau khi mất, ông được được người đời tôn sùng và gọi là Quan Thánh. Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long Tiên Sinh. Ông là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng với tài tiên đoán như thần của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Sau khi mất, Gia Cát Lượng là vị quan văn duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu và để lại cho hậu thế những bí ẩn ngàn năm chưa được giải đáp. Di Lặc Tế Công Bát Mã Chung Quỳ Theo truyền thuyết, Phật Di Lặc là vị Phật thứ 5 thay thế đức phật Thích Ca Mâu Ni, hiện thân là Đại Bố Hòa Thượng. Phật Di Lặc còn được gọi là "phật cười", là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc. Ngài được khắc họa với thân hình mập mạp, bụng căng tròn, chân trần vô lượng cùng nụ cười hoan hỉ. Niềm vui của vị Bồ Tát này là hóa giải mọi muộn phiền, giận dữ. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ, phật tới đâu ở đó có hạnh phúc. Phật Di Lặc rất yêu quý trẻ nhỏ nên thường gắn liền với hình ảnh các bé tiểu đồng, bao tiền, thỏi vàng gậy như ý với ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng và thành công, xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành. Hình tượng Tế Công Hòa Thượng trong phong thủy mang ý nghĩa sâu sắc, biểu trưng cho sự hóa giải tai ương, trừ tà, mang lại bình an và may mắn cho gia chủ. Tế Công, với hình ảnh lập dị, thường cầm chiếc quạt rách hoặc bình rượu, là biểu tượng của lòng từ bi và trí tuệ, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng sinh một cách kỳ diệu. Ngài không chỉ giúp xua đuổi năng lượng tiêu cực, bảo vệ gia đình khỏi rủi ro mà còn thu hút tài lộc và vận may. Hình tượng Tế Công còn khuyến khích con người sống thiện lương, buông bỏ lo toan để hướng tới sự tự tại và hạnh phúc. Đây không chỉ là vật phẩm phong thủy ý nghĩa mà còn là lời nhắc nhở về lối sống tốt đẹp và tinh thần tự do trong cuộc sống. Ngựa là 1 trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh, sự thần tốc, dũng mãnh, bền bỉ và đầy dũng khí. Trong phong thủy, hình ảnh chú ngựa còn mang ý nghĩa cho sự may mắn, tài lộc. “Bát Mã Truy Phong” hay “Mã Đáo Thành Công” là hình ảnh tám chú ngựa khỏe mạnh, rắn rỏi phi trong gió gợi lên sức mạnh, sự nỗ lực, ý chí quyết tâm sắt đá, một khát vọng thành công cùng chung một chí hướng, đồng lòng tiến lên phía trước, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành sớm hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Câu chúc Mã đáo thành công không chỉ phù hợp với những người làm ăn kinh doanh, mà thậm chí còn rất hợp với những người chinh phục con đường quan lộ. Chung Quỳ là vị thần diệt trừ yêu ma hay còn được gọi là Tứ phúc trấn trạch thánh quân (赐福镇宅圣君), Khu ma đế quân (驱魔帝君). Theo truyền thuyết, Chung Quỳ sống vào thời nhà Đường, sinh ra đã có tướng mạo kỳ dị, đầu báo mắt tròn, mặt đen tóc xoăn, nhưng lại là người có tài hoa, đầy bụng kinh luân, tính tình thẳng thắn cương trực. Vào thời Cao Tổ từng thi Võ Cử Nhân, nhưng vì tướng mạo xấu xí nên bị đánh trượt, vì uất ức nên đập đầu vào bậc thềm mà chết. Cao Tổ thương tình, ban cho áo bào lục để bồi táng, vì vậy đã lập lời thề sẽ vì Đại Đường mà trảm yêu trừ ma. Giai thoại kể rằng có 1 lần Chung Quỳ đã bắt con quỷ nhỏ ăn cắp cây trâm của Dương Quý Phi trong mộng của Đường Huyền Tông, khi Hoàng Đế Đại Đường tỉnh giấc, bệnh tình tự khỏi. Từ đó dân gian rất thích trưng tượng hay treo tranh Chung Quỳ để xu cát tị hung. Trần Quốc Tuấn Thần Trà Lục Vũ Nhất mã Triệu Tử Long Trần Hưng Đạo (1228 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông là con của thân vương An Sinh vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ. Trần Quốc Tuấn được công nhận là 1 trong 10 danh tướng giỏi nhất thế giới, với chiến tích 3 lần đánh tan giặc Mông - Nguyên bảo vệ đất nước. Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc, cũng không thể không nhắc đến bản tuyên ngôn hùng hồn Hịch Tướng Sĩ. Sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế. Khi đặt tượng gỗ Trần Quốc Tuấn, người ta không chỉ đặt một hiện vật nghệ thuật, mà còn là sự kính trọng và biểu tượng của sự hồi sinh tinh thần dân tộc. Đó là một cách để kỷ niệm và tôn vinh công lao của một danh nhân vĩ đại, đồng thời là để tìm kiếm nguồn động viên và sức mạnh tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Lục Vũ (733 - 804) là học giả uyên bác đời nhà Đường được biết với những đóng góp nổi bật nghiên cứu về trà đạo. Tiêu biểu như tác phẩm Trà kinh là bộ sách lý luận Trà học chuyên môn đầu tiên trên thế giới. Lục Vũ được người đời sau tôn lên là Trà thánh, đó là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Truyện kể rằng vào một ngày trong năm Khai Nguyên thứ 21 đời Đường (733), Đại hòa thượng Thích Công dạy sớm, nghe có tiếng chim nhạn. Ông đi ra cửa chùa nhìn thấy một đàn chim nhạn vỗ cánh bay trên đê, dáng vẻ của chúng không thật bình thường. Ông lại gần xem, thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đang nằm trên đê, lạnh cóng và đang khóc khản cả tiếng. Đàn chim đang dùng cánh che chở, ủ ấm cho bé. Hòa thượng liền bế em bé về nuôi dưỡng. Vì bé được tìm thấy dưới cánh chim nhạn nên hòa thượng đặt tên là Lục Vũ. Từ xưa con ngựa đã được người đời coi là biểu tượng của điểm lành và sự may mắn. Ngựa trung thành, tận tụy gắn bó với con người vì vậy ngựa được người xưa yêu quý và gửi gắm vào đó nhiều ước mơ và hoài bão. Trong phong thủy con ngựa là linh vật cầu quan phát lộc, thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp của gia chủ được như ý. Hình ảnh chú ngựa phi nước đại mạnh mẽ, rắn rỏi trong gió, gợi lên một sức mạnh, sự nỗ lực, một ý chí quyết tâm sắt đá, một khát vọng thành công, cùng chung một chí hướng, đồng lòng tiến về phía trước mang chiến thằng trở về. Triệu Vân (趙雲) thường gọi là Triệu Tử Long (趙子龍). Triệu Tử Long mệnh danh là người văn võ song toàn, vừa có võ nghệ dũng mãnh, vừa mưu lược và tận trung vì nước. Chính vì vậy tượng gỗ Triệu Tử Long mang ý nghĩa giúp gia chủ xua đuổi tà khí, trấn trạch trừ tà, đồng thời chống lại kẻ tiểu nhân hay quấy phá làm loạn. Hơn hết Triệu Tử Long là vị tướng duy nhất trong ngũ hổ tướng ra đi vì tuổi già sức yếu mà không hy sinh trên chiến trường. Cho nên nếu đặt tượng gỗ Triệu Tử Long trong nhà còn mang ý nghĩa gia đình an yên, sức khỏe và tuổi thọ gia chủ được kéo dài. Bình Phú Quý Thập Bát La Hán Phật bà quan âm Tam đa
Hoàng Đàn Tuyết Lạng Sơn - Vua các dòng gỗ thơm. Thuộc Tứ Đại Vương mộc, Hoàng Đàn Tuyết Lạng Sơn sở hữu hương thơm mát ngọt ngào tựa nhân sâm ngàn năm. Đặc biệt hơn, với khả năng lên tuyết kim lấp lánh bám chặt vào tom gỗ, Hoàng Đàn Tuyết Lạng Sơn đã trở thành 1 trong những dòng gỗ quý giá trị bậc nhất hiện tại. Vương Mộc Tử Đàn Ấn Độ, hay còn gọi là gỗ "Tử Đàn Tiểu Diệp". Đây là loại Tử Đàn đặc biệt quý hiếm mang giá trị kinh tế cao nhất, được mệnh danh là Vua. Gỗ Tử Đàn Ấn Độ có màu tím đen đặc trưng, thớ gỗ mang hương thơm ngọt ngào tựa socola. Đặc biệt, ẩn hiện trong tom gỗ cực kì nhỏ mịn của dòng gỗ này là ánh kim sa tự nhiên lấp lánh. Các thớ gỗ của Vương Mộc Tử Đàn Ấn Độ có sự liên kết chặt chẽ, tạo nên chất gỗ bền bỉ, ổn định. Gỗ Đàn Hương Ấn Độ - Dòng gỗ quý hiếm và giá trị bậc nhất trên thế giới, được coi là cây hoàng gia của Ấn Độ. Gỗ Đàn Hương sở hữu tom gỗ nhỏ mịn, cực kì ổn định, đặc biệt hương thơm sâu lắng của dòng gỗ này có khả năng lưu hương hàng thập kỉ. Sinh trưởng ở Ấn Độ, được hấp thụ nguồn năng lượng của Phật Pháp, các vật phẩm chế tác từ gỗ Đàn Hương được coi như một bảo vật phong thủy mang đến vượng khí, may mắn, bình an. Tứ Đại Danh Nhân Long Mã Gia đình gà Chim Chĩ Tượng gỗ các danh nhân Việt Nam như Trần Quốc Tuấn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt và Nguyễn Bỉnh Khiêm mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh lịch sử hào hùng và tinh hoa trí tuệ của dân tộc. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn biểu tượng cho ý chí quyết thắng và tài thao lược quân sự. Đức vương Lý Thái Tổ đại diện cho sự khởi đầu thịnh vượng và quyết sách sáng suốt trong việc dời đô. Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt khẳng định lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ bờ cõi, còn Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là biểu tượng của trí tuệ, sự minh triết và những bài học đạo đức sâu sắc. Tượng gỗ danh nhân không chỉ thể hiện sự tri ân mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tạo nên nguồn năng lượng tích cực, truyền cảm hứng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong không gian sống hoặc làm việc. Đây cũng là cách gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống, tinh thần bất khuất và khát vọng vươn lên của người Việt. Long mã là một linh vật thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết tối cổ của nền văn minh Hoa Hạ. Sự xuất hiện của long mã báo hiệu những điềm tốt lành, đó là sự ra đời của một thánh nhân minh quân, chân chúa hay hiền triết. Đây được coi là vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Hình ảnh loài ngựa trong phong thủy có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, tốt lành, phát tài, phát lộc cho gia chủ, trong kinh doanh thì phát đạt, thăng quan tiến chức. Còn rồng đại diện cho sức mạnh quyền lực và mang năng lượng của đất trời. Long Mã phong thủy thích hợp cho những ai làm trong cơ quan nhà nước, với vai trò lãnh đạo. Những người đứng đầu cần sự trang trọng để thể hiện uy nghiêm, quyền lực. Ngoài ra, Long Mã còn mang lại điềm lành, hóa giải Tam Sát, mang đến cho gia chủ con đường công danh thăng tiến, tiền tài và của cải. Tượng gỗ gia đình gà từ lâu đã là một mẫu tượng trang trí khá phổ biến trong phong thủy và cũng là một linh vật gần gũi trong đời sống, tâm lí văn hóa của người Việt. Con gà được coi là sứ giả của bình minh, xua tan màn đêm, đem lại bình minh ánh sáng và hơi ấm tươi mới. Hơn nữa, nó còn là cầu nối giữa con cháu với ông bà tổ tiên. Chính vì thế mà tượng gỗ gia đình gà có tác dụng trấn trạch, trừ tà giúp xua đuổi ma quỷ, bảo vệ gia chủ khỏi những thứ xấu xa. Tượng gỗ gia đình gà là hình ảnh về gia đình đầm ấm, yên vui với đầy đủ gà bố, gà mẹ, gà con. Đây là một hạnh phúc giản dị đời thường mà rất nhiều người mong muốn. Chim Trĩ thường được liên kết với tình yêu và hạnh phúc trong phong thủy. Đặc biệt, khi bạn thấy một cặp chim trĩ đang bay cùng nhau, điều này có thể được coi là một tín hiệu tốt cho tình yêu và sự đoàn kết trong mối quan hệ. Chim trĩ cũng thường được liên kết với tài lộc và thịnh vượng. Chúng có thể biểu thị sự phồn thịnh và thịnh vượng trong cuộc sống. Ngoài ra, âm thanh của loài chim này rất là êm dịu và thư thái, nên chúng có thể đem lại cảm giác bình yên và tĩnh lặng cho người sống gần chúng. Trong một số truyền thống phong thủy, chim chĩ được xem là biểu tượng của sự hòa thuận và đoàn kết gia đình. Chúng thường được coi là dấu hiệu tốt cho sự đoàn kết và hạnh phúc trong gia đình. Cá Chép Hóa Rồng Hoa Đà Khổng Tử Nghê Hình ảnh cá chép hóa rồng trong phong thủy mang theo một loạt ý nghĩa tích cực. Nó biểu thị sự thăng tiến, quyền lực, và tài lộc trong cuộc sống. Cá chép như biểu tượng của sự bình dị, biến đổi thành rồng - biểu tượng của sự mạnh mẽ và vinh quang. Điều này khuyến khích sự phát triển tích cực và khắc phục khó khăn. Hình ảnh cá chép hóa rồng cũng thể hiện lòng thành tâm và hòa thuận, đặc biệt trong mối quan hệ hôn nhân. Nó là một biểu tượng của sự bền vững và sức mạnh, giúp đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống và sự nghiệp. Trưng tượng gỗ cá chép hóa rồng trong nhà để mang lại sự thăng tiến và may mắn, đồng thời hỗ trợ trong việc tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và làm việc của gia chủ. Hoa Đà (Hua Tuo 華佗) là một bác sĩ và nhà y học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến với nhiều thành tựu trong lĩnh vực y học và thực hành phẫu thuật. Hoa Đà được coi là một trong những bác sĩ hàng đầu thời đó, và ông có đóng góp lớn trong phương pháp chữa trị bằng cách sử dụng thảo dược và phẫu thuật. Có một câu chuyện nổi tiếng về ông đã thực hiện phẫu thuật mổ tử cung cho Hoàng hậu Đông Hải bằng cách sử dụng ma túy gây mê, cho thấy sự tài năng và tiên đoán y học của ông. Một số truyền thuyết cũng nói về khả năng dự đoán tương lai của Hoa Đà, làm cho ông trở thành một nhân vật huyền bí và tâm linh trong truyền thuyết dân gian. Khổng Phu Tử hay Khổng Tử là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Khổng Tử đã đặt nền móng cho một trong những truyền thống triết học và giáo dục quan trọng nhất của Trung Quốc, được gọi là Nho giáo. Triết lý của Khổng Tử được ghi chép và biên soạn vào một tác phẩm có tên "Kinh Thiên", nơi ghi lại những lời dạy của ông và ghi nhận sự suy nghĩ của ông về đạo đức và quản lý xã hội. Tên của ông không chỉ là biểu tượng của sự tôn trọng và linh hồn trong sạch mà còn là sự kết nối với những giá trị đạo đức. Điều này có thể mang lại sự an lành và hòa bình cho ngôi nhà, tạo ra một khí chất tích cực cho không gian làm việc. Nghê vốn là một linh vật phong thủy của người Việt Nam có từ ngàn xưa. Với hình dáng giống như một chú chó, linh vật biểu tượng cho sự trung thành bảo vệ gia chủ khỏi sự xâm chiếm và phá hoại của tà ma. Linh vật Nghê thường được liên kết với tài lộc và thịnh vượng. Hình ảnh của nó mang đến sự giàu có và may mắn, làm tăng cường năng lượng tích cực cho ngôi nhà hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra linh vật Nghê được cho là có khả năng hóa giải năng lượng tiêu cực và mang lại bình an, yên bình cho không gian sống. Nó được coi là một biểu tượng mang lại sự lành mạnh và may mắn. Bát Tiên Song Mã Nguyễn Bỉnh Khiêm Lý Thái Tổ Bát tiên – 8 vị tiên có xuất thân là những người phàm trần, buông bỏ những dục vọng của trần đời, trải qua thời gian tu luyện gian nan, luôn làm việc thiện, khuyên nhủ người đời hướng thiện, cứu giúp nhân gian khỏi bệnh tật nên đã trở thành tiên. Theo tương truyền, tám vị tiên được nếm rượu yến tiệc và ăn đào tiên nên trở nên trường sinh bất lão đó cũng là biểu tượng của trường sinh, sức khỏe. Bát tiên gần giống như các vị thánh, sự có mặt của họ trong nhà được xem như là mang đến may mắn, sự bình yên và hạnh phúc cho gia chủ. Khi đặt Bát tiên trong nhà sẽ mang lại tài lộc, sức khỏe, sự thông thái, may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ra, theo phong thủy tượng Bát Tiên còn giúp xua đuổi tà ma, tránh các nguồn năng lượng xấu. Theo cách khác thì số 8 trong tiếng Hán là Bát – đồng âm với từ Phát thể hiện sự tài lộc, thịnh vượng. Trong phong thủy, hình ảnh "Song Mã" mang nhiều ý nghĩa tích cực và biểu tượng may mắn. Ngựa từ lâu đã được coi là biểu tượng của sự thành công, sức mạnh và tốc độ. Đôi ngựa cùng nhau chạy thể hiện sự hỗ trợ, hợp tác và khả năng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, đây còn là biểu tượng của tình yêu và mối quan hệ bền vững, nó thể hiện sự gắn kết và đồng lòng của hai người, giúp tạo ra một mối quan hệ mạnh mẽ và hài hòa. Đặt tượng song mã tại phòng khách, phòng làm việc hoặc gần cửa ra vào, để thu hút sự thành công và may mắn cho gia chủ. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Ông được nhân gian truyền tụng là một vị thánh, với khả năng thấu thị và tiên tri về số mệnh. Nhiều lời sấm truyền nổi tiếng của đệ nhất tiên tri đã dự báo chính xác tương lai của dân tộc hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Ông cũng là một trong những nhà thơ lớn, nhà giáo dục xuất sắc của dân tộc Việt Nam góp công lao to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thời bấy giờ. Tượng điêu khắc Nguyễn Bỉnh Khiêm là biểu tượng của sự thông thái, uyên bác và lòng yêu nước. Thể hiện sự tôn kính đối với một nhà tiên tri, nhà thơ, và nhà giáo dục xuất sắc. Điều này nhắc nhở người dân về những giá trị đạo đức và tri thức mà ông đã truyền lại. Cuộc sống giản dị và khiêm nhường của ông là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Đức vương Lý Thái Tổ (974-1028) tên thật là Lý Công Uẩn là vị vua sáng lập triều đại nhà Lý, triều đại kéo dài hơn 200 năm (1009-1225) đây được coi là một trong những giai đoạn thịnh vượng và phát triển nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông là người khởi xướng nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, và văn hóa, góp phần củng cố nền độc lập và phát triển đất nước. Một trong những dấu ấn lớn nhất của Lý Thái Tổ là việc dời đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010. Hình tượng của ngài không chỉ là một biểu tượng lịch sử mà còn là một hình ảnh văn hóa sâu sắc, gắn liền với những giá trị tinh thần của người Việt. Ngoài ra, điêu khắc hình tượng Đức vương Lý Thái Tổ không chỉ tưởng nhớ đến công lao của ông mà còn là để người dân thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với một vị vua anh minh. Lý Thường Kiệt Phật Thích Ca Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Bò Tót