Content text CHỦ ĐỀ 11. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI.pdf
Trang 1 CHỦ ĐỀ 11: CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Khái niệm hệ sinh thái (HST) - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trưòng sống của quần xã. - Trong hệ sinh thái không ngừng diễn ra trao đổi chất và trao đổi năng lượng (đồng hoá và dị hoá). - Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng (nhỏ như một giọt nước hoặc lớn như đại dương). - Hệ sinh thái được cấu trúc gồm có quần xã sinh vật và môi trường sông của quần xã. Môi trường gồm có chất vô cơ, chất hữu cơ, yếu tố khí hậu. - Dựa vào chức năng dinh dưỡng, người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm là: + Sinh vật sản xuất: có khả năng quang hợp (bao gồm thực vật, tảo, vi khuẩn lam). + Sinh vật tiêu thụ: bao gồm hầu hết các động vật. + Sinh vật phân giải: phân giải xác hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp cho sinh vật sản xuất (bao gồm nấm, hầu hết các vi khuẩn, động vật nguyên sinh, động vật thân mềm, giun đất) - HST tự nhiên (ví dụ: rừng rậm, một đảo lớn) gần như không chịu sự chi phối, tác động của con ngưòi. - HST nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có hiệu suất cao hơn nhưng kém ổn định hơn HST tự nhiên. - So với HST nhân tạo thì các HST tự nhiên luôn có chuỗi thức ăn dài, lưới thức ăn phức tạp, độ đa dạng cao, tính ổn định và khả năng tự điều chỉnh cao nhưng năng suất thấp. 2. Trao đổi chất trong hệ sinh thái a. Chuỗi thức ăn (gồm các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng) - Có 2 loại chuỗi thức ăn (chuỗi bắt đầu bằng thực vật và chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ). - Ví dụ: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu; Mùn Giun đất vịt cáo. b. Lưới thức ăn (gồm các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung) - Mỗi quần xã có một lưới thức ăn duy nhất. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp. - Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng (bậc 1, bậc 2, bậc 3,...). c. Tháp sinh thái. - Có 3 loại là tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng (trong đó tháp năng lượng luôn có đáy rộng và đỉnh hẹp). - Dựa vào tháp sinh thái sẽ biết được hiệu suất chuyển hoá năng lượng của mỗi bậc dinh dưỡng. 3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển - Chất dinh dưỡng trong môi trường được đi vào sinh vật sản xuất (thực vật hấp thụ) vào sinh vật tiêu thụ sinh vật phân giải và trở lại môi trường được gọi là chu trình sinh địa hoá. Gồm có chu trình của chất khí (nguồn dự trữ có trong khí quyển) và chu trình của chất lắng đọng (nguồn dự trữ ở trong vỏ trái đất) - Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
Trang 2 - Một chu trình sinh địa hoá gồm 3 phần (tổng hợp các chất; tuần hoàn vật chất trong tự nhiên; phân giải và lắng đọng một phần). - Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của Trái Đất. - Đi từ Bắc cực đến xích đạo, thứ tự của các hệ sinh học là: Đồng rêu, rừng lá kim, rừng lá rộng ôn đới (thảo nguyên, rừng địa trung hải), rừng mưa nhiệt đới (Savan, hoang mạc và sa mạc). - Hệ sinh thái nhân tạo có chuỗi thức ăn ngắn, độ ổn định thấp nhưng năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. Cánh đồng lúa, ao nuôi cá,... là những hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn hệ sinh thái nông nghiệp. - Hệ sinh thái có độ đa dạng cao nhất là hệ sinh thái cửa sông, rừng mưa nhiệt đới, ao hồ bị bồi tụ. - Có 2 loại chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn hữu cơ và chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất. Trong đó chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất là loại chuỗi phổ biến. - Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài. - Hệ sinh thái có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp, tính ổn định của hệ càng cao. - Vật chất được tuần hoàn theo chu trình sinh địa hoá nhưng năng lượng chỉ truyền theo một chiều mà không tuần hoàn. II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trong một hệ sinh thái A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng Câu 2: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau. B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau. C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1. Câu 3: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bất đầu từ sinh vật sản xuất. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. Câu 4: Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức sống nào nằm trong các tổ chức sống còn lại? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Sinh quyển. Câu 5: Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Vi sinh vật. D. Hệ sinh thái.
Trang 3 Câu 6: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất? A. Hệ sinh thái đại dương. B. Hệ sinh thái sa mạc. C. Hệ sinh thái rừng lá kim. D. Hệ sinh thái cửa sông. Câu 7: Hệ sinh thái nông nghiệp A. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 8: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất? A. Cánh đồng lúa. B. Ao nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đầm nuôi tôm. Câu 9: Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng phức tạp nhất? A. rừng ôn đối. B. rừng thông phương bắc. C. savan. D. rừng mưa nhiệt đới. Câu 10: Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ nhất? A. Rừng nguyên sinh. B. Biển khơi. C. Cánh đồng lúa. D. Rừng lá kim. Câu 11: Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây sẽ làm chậm tốc độ tuần hoàn vật chất của các nguyên tổ? A. Thực vật bậc cao. B. Vi sinh vật. C. Động vật. D. Vi tảo và rong rêu. Câu 12: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, kết luận nào sau đây đúng là đúng? A. Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡn.g B. Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định. C. Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường. D. Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay cấu trúc của mạng lưới. Câu 13: Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng? A. Có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. Có tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi trước các tác động của môi trường. C. Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích và có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ. D. Có tính đa dạng thấp, cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng đơn giản. Câu 14: Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng? A. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài sinh vật nên có chuỗi thức ăn dài. B. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ trên cạn. C. Động vật của hệ sinh thái dưối nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn. D. Hệ sinh thái dưới nước ăn triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hóa cao hơn động vật trên cạn. Câu 15: Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải.
Trang 4 C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Câu 16: Hệ sinh thái VAC cho năng suất cao là vì: A. nó là hệ sinh thái nhân tạo. B. có sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. C. chất thải ở phân hệ này được tái sử dụng ở phân hệ khác. D. hiệu suất sinh thái của các loài rất cao. Câu 17: Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển: 1- tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ. 2- tăng cường sử dụng đạm sinh học. 3- tăng cường sử dụng phân bón hoá học. 4- làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái. Phương án đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 18: Trong một hệ sinh thái, xét các nhóm loài sinh vật: (1) Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây. (2) Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trưòng làm tăng độ phì nhiêu cho đất. (3) Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải. (4) Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển. (5) Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu cơ thành các chất vô cơ. Sinh vật phân giải bao gồm: A. (1), (4), (5). B. (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (4), (5). Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. Câu 20: Ở trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải có vai trò A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất. B. chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hũu cơ đơn giản để cung cấp cho động vật. C. biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học có trong các chất hữu cơ. D. biến đổi các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất. Câu 21: Người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm loài là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Cơ sở để chia thành phần sinh vật thành 3 nhóm đó là dựa vào A. trình độ tiến hóa của mỗi loài. B. bậc dinh dưỡng của từng loài. C. hình thức dinh dưỡng của từng loài. D. hiệu suất sinh thái của từng loài. Câu 22: Khi nói về thành phần Cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?