Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Địa Lí - Đề 18 - File word có lời giải.doc
3 A. lượng phù sa giảm dần, mua khô rất sâu sắc, lũ tương đối điều hòa và kéo dài. B. địa chất yếu, bằng phẳng, nước lớn vào mùa lũ, tác động của thủy triều, sông. C. lũ mang lại nhiều lợi ích, có nước thau chua, rửa phèn, đất phù sa tăng nhanh. D. địa hình thấp, lũ kéo dài trong năm, cần nước để nuôi trồng thủy sản, rửa mặn. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở các vùng núi. Núi càng cao thì sự phân hóa càng biểu hiện rõ rệt. Ở các miền núi có sự giảm đi của nhiệt độ theo độ cao. Sở dĩ có hiện tượng này do có sự tăng nhanh của bức xạ sóng dài của bề mặt khiến cho cán cân bức xạ có chiều hướng giảm đi mỗi khi lên cao. Mặt khác, lượng ẩm ở các vùng núi cao tăng lên do có lượng mưa lớn hơn và lượng bốc hơi giảm đi. a) Thiên nhiên nước ta phân thành 3 đai cao do yếu tố địa hình. b) Sự phân hóa theo độ cao thể hiện thông qua các thành phần tự nhiên là khí hậu, đất và sinh vật. c) Đai ôn đới gió mùa trên núi không xuất hiện ở khu vực phía Nam là do không có núi cao trên 2600m. d) Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao làm phong phú thêm cảnh quan thiên nhiên nhưng không thuận lợi cho phát triển du lịch. Câu 2. Cho thông tin sau: Mạng lưới bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi. Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng, năm 2021 đạt 26,8 nghìn tỉ đồng. Tính đến năm 2021, cả nước có hơn 13,0 nghìn điểm bưu điện, trong đó có hơn 8,1 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã với trên 2,6 nghìn bưu cục giao dịch. a) Dịch vụ bưu chính ở nước ta bao gồm chuyển thư, bưu phẩm, tiền, ... b) Các điểm bưu chính gắn liền với các cơ quan hành chính các cấp của mỗi địa phương. c) Tốc độ phát triển bưu chính còn chậm do cơ sở vật chất hạ tầng hạn chế, thiếu lao động có trình độ. d) Ngành bưu chính đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển thông tin và hàng hóa ở các vùng núi tốt do tính phục vụ cao. Câu 3. Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng một số loại đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đồng bằng sông Hồng 776,5 515,8 346,9 Đồng bằng sông Cửu Long 2575,3 294,8 255,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) a) Diện tích đất lâm nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. b) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn 1800 nghìn ha. c) Diện tích đất chuyên dùng của Đồng bằng sông Hồng nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long1798,8 nghìn ha. d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng một số loại đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021.