PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu, thành phố Hà Nội.doc

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC VÀ LẬP DI CHÚC 4 1.1. Những quy định chung về thừa kế. 4 1.1.1. Khái niệm thừa kế. 4 1.1.2. Di chúc 4 1.1.3. Đặc điểm của di chúc 5 1.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc 8 1.3. Thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chức 11 CHƯƠNG 2 14 THỰC TIỄN LẬP DI CHÚC TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN LIỄU, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 14 2.1. Giới thiệu văn phòng công chứng Nguyễn Liễu 14 2.2. Thực tiễn lập di chúc tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu 15 2.3. Giải pháp nâng cao hoạt động về di chúc tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 MỞ ĐẦU
2 Chế định về quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng của bộ luật dân sự Việt Nam 2015 nói riêng và luật dân sự Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề tranh chấp về thừa kế xảy ra ngày càng nhiều, đòi hỏi sự phát triển sâu và rộng của chế định về thừa kế nói chung và vấn đề di chúc nói riêng đã và đang ý nghĩa quan trọng đối với cả lý luận lẫn thực tiễn. Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Bộ luật dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc, nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc trên thực tế còn nhiều bất cập. Những khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định phải có những điều kiện gì thì di chúc mới được coi là hợp pháp, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc và hình thức của di chúc. Trong thực tiễn thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về lập di chúc nói riêng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, 2005 và hiện nay là 2015 nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thừa kế nói chung, và vấn đề di chúc bằng văn bản nói riêng, cùng tìm hiểu về đề tài “Lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu, thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận cuối khóa. Đề tài tiểu luận gồm có 03 phần, đối với phần nội dung có 02 chương, cụ thể: - Chương 1: Cơ sở lý luận về di chúc và lập di chúc
3 - Chương 2: Thực tiễn lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu, thành phố Hà Nội NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC VÀ LẬP DI CHÚC 1.1. Những quy định chung về thừa kế.
4 1.1.1. Khái niệm thừa kế. Theo quan niệm truyền thống, “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế được thực hiện khi người có tài sản chết. Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho ca nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người có tài sản để lại khi chết gọi là người để lại di sản. Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế thì có thể là cá nhân, hoặc cơ quan tổ chức nhà nước, hoặc bất kỳ một chủ thể nào khác. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ. 1.1.2. Di chúc Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 và 624 BLDS 2015 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản và những di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc. Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định. Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2005),

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.