PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ dạy thêm 8A5.docx

1 CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN, SỰ SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO CÁCH TRUY TÌM VÀ LÍ GIẢI NHỮNG MẬT MÃ NGHỆ THUẬT PHẦN MỘT: ĐỌC HIỂU TRUYỆN I. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN 1. Khái niệm và đặc điểm truyện ngắn: a. Khái niệm: - Truyện ngắn là thể loại tự sự, tác giả dùng lời kể, lời miêu tả để trình bày chuỗi sự kiện này dẫn đến sự kiện khác để đi đến một kết thúc có ý nghĩa nào đó. - Truyện ngắn là lát cách rất mỏng cắt ngang qua cuộc đời của nhân vật bằng một khoảnh khắc, một thời gian ngắn => Qua lát cắt đó, giúp người đọc hiểu về tính cách, số phận, phẩm chất của nhân vật. b. Đặc điểm: - Người kể chuyện: + Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi hoặc chúng tôi, là người trực xuất hiện trong câu chuyện, tham gia chứng kiến câu chuyện. Ngôi kể thứ nhất giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, sinh động; người kể chuyện có thể đan xen những suy nghĩ, nhận xét bình luận về những sự việc được chứng kiến; người kể chủ động điều tiết được nhịp kể. Tuy nhiên, ở ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện chứng kiến được sự việc nào thì kể được sự việc đó nên điểm nhìn trần thuật sẽ bị hạn chế => điểm nhìn hạn tri (biết có giới hạn). + Ngôi kể thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, đứng ngoài quan sát nhưng biết được mọi điều về nhân vật, diễn biến câu chuyện. Với ngôi kể thứ ba, người kể chuyện có thể đi sâu miêu tả diễn biến của mọi nhân vật; người kể tha hồ chủ động sáng tạo không giới hạn. Tuy nhiên, hạn chế của ngôi kể này thiếu khách quan, sinh động so với ngôi kể thứ nhất. - Nhân vật: Chính, trung tâm, phụ: + Lai lịch, hoàn cảnh, nguồn gốc, xuất thân. + Diện mạo, ngoại hình + Lời nói, hành động, cử chỉ + Mối quan hệ với các nhân vật khác. - Cốt truyện: Chuỗi các sự kiện, sự việc, chi tiết được gắn kết với nhau chặt chẽ qua một tình huống truyện nào đó. - Tình huống truyện: Là cái cớ để xảy ra câu chuyện; là xương sườn để kết nối các sự kiện, sự việc, chi tiết với nhau. Nhờ có tình huống câu chuyện được nảy sinh và phát triển. - Kết thúc: Bao giờ cũng để lại một thông điệp, một ý nghĩa nào đó. - Thông điệp: Là những tư tưởng có ý nghĩa xã hội mà nhà văn gửi gắm tới đôc giả. II. CÁCH ĐỌC HIỂU TRUYỆN 1. Các bước đọc hiểu truyện: Dù đọc hiểu bất cứ tác phẩm nào cần cũng thực hiện theo cách đọc hiểu theo ba lớp câu hỏi: Lớp 1: Câu hỏi hiểu và biết: Các câu hỏi nhận biết về nhân vật, tình huống, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, chi tiết tiêu biểu. Lớp 2: Câu hỏi phân tích, lí giải: Phân tích tình huống truyện, phân tích tác dụng của tình huống, phân tích ý nghĩa tác dụng của ngôi kể, phân tích diễn biến cốt truyện, phân tích lí giải vì sao nhân vật nói như vậy? Hành động như vậy? Phân tích kết thúc truyện, ý nghĩa của kết thúc đó? Lớp 3: Liên hệ, vận dụng: Liên hệ với tác phẩm khác, liên hệ với cuộc sống; vận dụng vào cuộc sống và rút ra bài học, thông điệp => Mở rộng nâng cao vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm. Để đọc hiểu và trả lời được theo 3 lớp câu hỏi trên, HS có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Đọc kĩ, tóm tắt truyện theo các sự kiện, sự việc tiêu biểu. + Nắm chắc được khái niệm về chi tiết, sự việcc tiêu biểu. + Gạch chân dưới các chi tiết, sự việc tiêu biểu. + Tóm tắt lại theo nhân vật chính: để tóm tắt sinh động cần kết hợp lời văn của mình với một số câu văn đặc sắc trong văn bản. - Bước 2: Xác định ngôi kể, tình huống truyện, nhân vật. + Xác định ngôi kể: Đọc kĩ, xem cách xưng hô, xem người kể chuyện có xuất hiện trong câu chuyện hay không => đi đến kết luật. + Tình huống truyện: Cần xem cái cớ để xảy ra câu chuyện là gì? Toàn bộ câu chuyện có phát triển, xoay quanh các sự việc đó hay không => Nếu có thì đó được coi là tình huống truyện.
2 + Đánh giá tình huống truyện: Xem có éo le không? Kịch tính không? Độc đáo không? Tình huống truyện ở đây là cuộc gặp gỡ giữa ai với ai? Họ có đặc điểm gì về nghề nghiệp, địa vị xã hội hay tính cách. Hai người đó có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tương đồng hay tương phản; đồng thuận hay đối địch nhau? Hoàn cảnh họ gặp gỡ nhau ở đây là gì? + Kết luận: Tình huống xảy ra câu chuyện thuộc loại tình huống nào trong ba tình huống sau: + Tính huống hành động: Khi xảy ra sự việc đó nhân vật có hành động không? Có hành động liên tục, hành động này có thúc đẩy hành động khác không? + Tình huống tâm lí: Sau tình huống đó, tác giả có đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật hay không? + Tình huống nhận thức: Sau tình huống xảy ra câu chuyện, nhân vật có nhận thức như thế nào về thiên nhiên, về hoàn cảnh, về mọi người, về chính mình, về lẽ đời...? - Bước 3: Phân tích, lí giải các chi tiết và sự việc tiêu biểu bằng cách trả lời các câu hỏi: + Tại sao nhân vật lại có những lời nói, suy nghĩ và hành động như vậy? + Qua đó, ta thấy nhân vật là người như thế nào? - Bước 4: Phân tích thông điệp, ý nghĩa của truyện qua phần kết thúc. - Bước 5: Đánh giá về phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật. 2. Thực hành đọc hiểu mẫu: PHẦN HAI: VIẾT 1. Cách viết đoạn văn phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: a. Kỹ năng viết: - Bước 1: Kể, tóm tắt lại sự việc dẫn đến lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật. - Bước 2: Lí giải vì sao nhân vật có hành động, lời nói, cử chỉ như vậy? Khi lí giải, HS cần căn cứ vào hoàn cảnh, vào tình huống trước đó, vào mối quan hệ giữa các nhân vật; căn cứ vào tính cách, bản chất của nhân vật. VD: Trong hoàn cảnh sống trong sự đầy đủ, ấm áp chị em Lan và Sơn lại càng thấy hiểu cái giá lạnh mà Hiên đang phải hứng chịu trong cơn gió lạnh đầu mùa. Vốn là người giàu lòng trắc ẩn và có trái tim ấm áp giàu tình yêu thương con người nên nhân vật Sơn và Lan không cho phép mình làm ngơ trước nỗi đau của Hiên, chính vì thế, hai chị em không hề toan tính đã nhanh chóng về lấy áo của em Duyên, vật kỉ niệm rất quan trọng, mang cho Hiên mượn. Hành động này thật cảm động và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Chú ý: Những tình huống nhân vật được đặt vào bờ ranh giới vô cùng mong manh cho những lựa chọn; lúc này người viết phải chú ý nhân vật được trước các lựa chọn như: Thiện-ác, chính-tà, tiến-lùi; trả thù-tha thứ, được-mất, vật chất- tinh thần, sống-chết; danh dự-tiền bạc, thật-giả... Mỗi một sự lựa chọn đó sẽ là cuộc đấu tranh, là sự giằng xé, cân nhắc. Qua sự lựa chọn, người viết có thể thấy được: phẩm chất, tính cách của nhân vật; thấy được bản lĩnh hoặc sự yếu đuối của nhân vật. Mỗi sự lựa chọn trong tình huống đặc biệt, ở bờ ranh mong manh ấy sẽ là tấm gương phản chiếu chân thực và sâu sắc nhất bản chất của nhân vật. VD: Ông Hai bị dồn vào đường cùng khi đứng trước bờ ranh giới mong manh để lựa chọn giữa: Về làng - không về; giữa yêu làng-thù làng, giữa chốn dung thân và danh dự; giữa cái được-mất => qua đó, người đọc mới đánh giá được hết sự lựa chọn của nhân vật ấy sáng suốt hay mù quáng, từ đó người đọc hiểu được bản lĩnh, tính cách, phẩm chất của ông Hai. VD: Phân tích hành động lão Hạc lựa chọn cái chết: Lúc này lão Hạc cũng đứng trước những sự lựa chọn: Sống- chết, được-mất, tình thương con-sự ích ký cá nhân... VD: Khi Tràng dẫn thị về ra mắt mẹ, đặt bà cụ Tứ vào tình huống phải lựa chọn: Chấp nhận-không chấp nhân, giữa mạng sống của gia đình - hạnh phúc của các con... - Bước 3: So sánh hành động lời nói đó của nhân vật với một nhân vật khác trong truyện khác; hoặc so sánh hành động đó với một sự việc, hiện tượng trong cuộc sống theo công thức sau: + A (hành động của nhân vật) như/là B (là sự vật, sự việc hiện tượng) + nếu một vài đặc tính của B để thấy được ý nghĩa về hành động của A. VD: Hành động của Lan và Sơn lấy áo cho Hiên mượn xuất phát từ tình thương và lòng trắc ẩn của một tâm hồn ngây thơ trong sáng. Hành động ấy như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, sưởi ấm cho những thân phận bất hạnh và ngời sáng tình người cao đẹp của một chủ nghĩa nhân văn rất thiết tha và cảm động. - Bước 4: Đánh giá về phẩm chất, bản chất của nhân vật: Qua tình huống, hành động của nhân vật, HS cần thấy nhân vật là người như thế nào? Để trả lời được câu này, HS cần phải hiểu được những biểu hiện của con người với những tính cách đặc trưng (người có tình yêu thường thường..., người trung thực thường....) - Bước 5: Đánh giá lại hành động đó, khái quát ý nghĩa của hành động bằng hình ảnh có tính chất triết lí. Để làm được như vậy HS nên sử dụng câu khẳng định có từ là: Phẩm chất là...là ...
3 b. Đoạn văn mẫu: B1: Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Thạch Lam. Với cốt truyện rất đơn giản, giọng văn nhẹ nhàng đập khẽ khàng như một cánh bướm non nhưng gieo vào lòng người đọc những bận bịu, đọc xong cứ phải nghĩ. Truyện kể về Lan và Sơn có những nghĩa cử, hành động rất cao đẹp trong ngày đông lạnh giá đầu mùa. B2: Sống trong sự đầy đủ, ấm áp chị em Lan và Sơn lại càng thấu hiểu cái giá lạnh mà Hiên đang phải hứng chịu trong cơn gió lạnh đầu mùa. Vốn là người giàu lòng trắc ẩn và có trái tim ấm áp giàu tình yêu thương con người nên nhân vật Sơn và Lan không cho phép mình làm ngơ trước nỗi đau của Hiên, chính vì thế, hai chị em không hề toan tính đã nhanh chóng về lấy áo của em Duyên, vật kỉ niệm rất quan trọng, mang cho Hiên mượn. Hành động này thật cảm động và đáng trân trọng biết bao nhiêu. B3: Hành động của Lan và Sơn lấy áo cho Hiên mượn xuất phát từ tình thương và lòng trắc ẩn của một tâm hồn ngây thơ trong sáng. Hành động ấy như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, sưởi ấm cho những thân phận bất hạnh và ngời sáng tình người cao đẹp của một chủ nghĩa nhân văn rất thiết tha và cảm động. B4: Qua đây, ta thấy Lan và Sơn là người có giàu tình yêu thương con người cùng trái tim ấm áp yêu thương. B5: Chính những điều Lan và Sơn làm đã củng cố niềm tin, gieo vào lòng người đọc những giá trị nhân văn tích cực: Tình thương là hạnh phúc/ Tình thương là sức mạnh. (Chính vì thế, người đọc càng thấm thía hơn ý kiến: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình yêu thương. Vậy tại sao chúng ta hãy trao cho nhau tình yêu thương để cuộc đời có thêm sức mạnh và niềm hạnh phúc vô biên) Đoạn 2: Đề bài: Cảm nhận về chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ bằng một đoạn văn theo phép lập luận tổng phân hợp có độ dài 12-15 câu. Trong đoạn có sử dụng thành phần khởi ngữ và câu hỏi tu từ (gạch chân và ghi rõ chú thích) Bài làm (1)Chi tiết chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đầy ý nghĩa trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. (2)Đây là chi tiết xuất hiện ở giữa truyện, tạo bước ngoặt cho cốt truyện phát triển. (3)Chi tiết chiếc bóng trên bức vách của Vũ Nương mỗi lúc dỗ con ngủ thường bảo “đó là cha con đấy” đã giúp nàng bù đắp tình cha cho đứa con nhưng cũng chính là mồi lửa thổi bùng lên cơn ghen trong lòng Trương Sinh. (4)Về mặt nghệ thuật, đây là chi tiết thắt nút đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch oan trái. (5)Với Vũ Nương, cái bóng in trên tường mà hàng đêm nàng vẫn chỉ cho con thể hiện nỗi nhớ chồng khắc khoải và không muốn con mình thiếu vắng hình bóng người cha mà mong muốn con được sống trong cảnh đoàn viên. (6)Với bé Đản, cái bóng trên tường nín thin thít không bao giờ bế nó chính là người cha đêm nào cũng về. (7)Với Trương Sinh, cái bóng trên tường qua lời của con: mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi đã làm Trương Sinh nảy sinh sự nghi ngờ mẹ Đản không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông để chàng mắng nhiếc đuổi nàng đi. (8)Nhưng chính chi tiết cái bóng lại là chi tiết mở nút cho toàn bộ tác phẩm. (9)Cái bóng trên tường mà bé Đản trỏ vào và nói cha Đản lại về kìa khiến Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ, hóa giải toàn bộ nghi ngờ và nỗi oan ức của Vũ Nương. (10)Cái bóng đã làm rõ giá trị hiện thực sâu sắc. (11)Cái bóng này là hiện thân của bóng đêm ghen tuông, của thói nam quyền bất công, phi lí, đầy đọa cuộc sống con người. (12)Trong chế độ ấy, thân phận người phụ nữ cũng mỏng manh như những chiếc bóng! (13)Cái bóng cũng góp phần tạo nên một giá trị nhân đạo cao đẹp: ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. (14)Nói tóm lại, chi tiết cái bóng là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Dữ làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm tới tận muôn đời. (15)Phải chăng “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? Chú thích: - Khởi ngữ. - Câu hỏi tu từ. 2. Cách viết đoạn văn theo các dạng cấu trúc: a. Kĩ năng:
4 Câu ĐOẠN DIỄN DỊCH TPH QUY NẠP Câu 1 * Trực tiếp: Trước hết HS cần lưu ý: có các kiểu giới hạn dẫn chứng sau: + Giới hạn dẫn chứng toàn tác phẩm; + Giới hạn dẫn chứng trong một đoạn trích - Câu chủ động: Trong truyện ngắn "...", tác giả ... đã khắc họa/thể hiện, miêu tả thành công + VĐNL(chính là đặc điểm của nhân vật có trong đề bài) + GHDC (có thể trong toàn bộ tác phẩm, hoặc trong một đoạn trích cụ thể, nếu trong đoạn trích cụ thể thì HS trích câu đầu ...và câu cuối của đoạn đặt trong ngoặc kép). + VD: * GHDC trong toàn bộ TP: Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên với rất nhiều phẩm chất ưu tú. * GHDC trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm ...cô gái xúc động và bị cuốn hút ngay": Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa rất thành công vẻ đẹp của anh thanh niên với nhiều phẩm chất nổi bật điều đó được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm ...cô gái xúc động và bị cuốn hút ngay" - Câu bị động: VĐNL + đã được tác giả khắc họa/thể hiện, miêu tả + rất thành công trong đoạn trích "câu đầu...câu cuối" ... truyện ngắn... * Gián tiếp: - C1: Đi từ lí luận văn học: Lí luận văn học => Tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHDC. - C2: Tương liên: Từ câu thơ có nội dung tương tự đến VĐNL => tác phẩm, tác giả, VĐNL và GHCD. - Đáp ứng 3 tiêu chí: Tác giả, tác phẩm; GHCD và cụ thể vào phẩm chất đầu tiên của nhân vật, hoặc hành động, cử chỉ, suy nghĩ đầu tiên của nhân vật có trong đoạn trích. + Cách 1: Dẫn dắt giới thiệu về nhân vật -> bắt vào chi tiết đầu tiên: VD: Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên là một chàng trai hai mươi bảy tuổi sống ở trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây và đo chấn động mặt đất. Mặc dù, sống và làm việc trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ nhưng anh vẫn biết tìm cho mình niềm vui bằng cách đọc sách, trồng hoa, nuôi gà. Anh có một vườn hoa phong phú về chủng loại, rực rỡ sắc màu "hoa dơn thược dược vàng, tím, hồng phấn, tổ ong". + Cách 2: Nếu VĐNL có nhiều luận cứ thì câu đầu tiên đi thẳng vào một luận cứ. VD: vẻ đẹp của anh thanh niên (yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, lối sống đẹp, phẩm chất cao đẹp) thì viết như sau: - Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa hình tượng nhân vật anh thanh niên để lại nhiều dấu ấn đẹp đẽ, trước hết ở tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao. + Cách 3: Đi thẳng vào một phẩm chất đầu tiên trong đoạn trích (ví dụ ở tiết mục hái hoa, ANT có 4 phẩm chất: yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, cần mẫn, khéo léo; tinh tế, lịch sự; hào phóng, hiếu khách; thật thà) thì khi viết câu đầu tiên đi vào một phẩm chất của ANT. VD: Trong đoạn trích "Người họa sĩ nghĩ thầm...cô gái xúc động và bị cuốn hút" trích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên trước hết là

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.