Content text ĐỀ SỐ 8 - NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - ĐỀ.docx
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng….. năm 2025 Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 51-55 “Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa: Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt, Cơm áo không đùa với khách thơ Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.” (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam) Câu 51: Phong cách ngôn ngữ chính trong đoạn trích trên là A. sinh hoạt. B. chính luận. C. nghệ thuật D. báo chí. Câu 52: Trong đoạn trích, tác giả đưa ra nhận xét về Xuân Diệu là A. một con người đã vượt lên nghịch cảnh, tìm niềm vui trong mọi khoảnh khắc. B. tác giả của những vần thơ u uẩn, buồn bã, than trách cuộc đời. C. tiếng nói của những con người lao động khổ cực trong đời sống. D. đại diện cho những người nghèo vật chất nhưng giàu niềm tin sống. Câu 53: Hai câu thơ: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,/Cơm áo không đùa với khách thơ” tương đồng về mặt nội dung với câu nào sau đây? A. "Người ta hơn tớ cái phong lưu/Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo" (Tản Đà) B. "Ở đời mới biết cùng thời dễ,/Muôn sự cho hay nhịn cũng qua." (Nguyễn Công Trứ) C. "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,/Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa" (Nguyễn Khuyến) D. "Văn chương hạ giới rẻ như bèo/Kiếm được đồng lãi thực rất khó." (Tản Đà)
H S A Câu 54: Thao tác lập luận được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là A. so sánh. B. giải thích. C. bình luận. D. bác bỏ. Câu 55: Vì sao trong văn bản, tác giả lại nhắc tới Xuân Diệu? A. Chỉ duy nhất Xuân Diệu nói về cảnh nghèo khổ của nhà thơ. B. Vì Xuân Diệu là người sinh ra cùng nơi với Nguyễn Công Trú. C. Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ Mới”. D. Nguyễn Công Trứ đã có những bài bác bỏ quan điểm của Xuân Diệu. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 56-60 “Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo trước đông đủ mọi người, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói: "Cớ sao chàng lại dùng những lời gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng hiểu thiếp chút đỉnh, xin hãy bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi..." (Van-mi-ki, Ra-ma buộc tội, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 56: Nghệ thuật tiêu biểu nhất trong đoạn trích trên là gì? A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo. B. Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua một chuỗi hành động. C. Dùng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tâm lý nhân vật. D. Xây dựng hình tượng nhân vật thông qua độc thoại nội tâm.
H S A Câu 57: Câu văn "Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở" đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói giảm. B. Nói quá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 58: Không gian được gợi ra qua đoạn trích trên là A. căn nhà ấm áp và hai nhân vật đang tâm tình. B. hình ảnh làng quê rộng lớn, Xi-ta đang phân trần nỗi lòng mình. C. cung điện nguy nga nơi Ra-ma thể hiện quyền uy của một vị vua. D. nơi rộng rãi gắn với những sinh hoạt tập thể. Câu 59: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ "gay gắt" trong văn bản? A. cay nghiệt B. nghiêm trọng C. khó chịu D. căng thẳng Câu 60: Từ "thấp hèn" trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Những con người không có địa vị xã hội thì thường có những hành động sai trái. B. Theo quan điểm ở Ấn Độ, phụ nữ có địa vị thấp hơn đàn ông. C. Ra-ma đã có những lời lẽ xúc phạm tới danh dự của Xi-ta trước mặt mọi người. D. Những con người đã đánh mất danh dự và tự trọng của mình. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61-65 “Anh Mịch nhăn nhó, nói: - Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết. Ông lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa: - Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi - Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ.