Content text ĐỀ SỐ 3 - LỊCH SỬ - ĐỀ.docx
H S A Hà Nội, tháng ….. năm ….. Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Lịch sử có 17 câu hỏi từ 401 đến 417 Câu 401: Từ năm 1884 đến năm 1945, thông qua nhiều hoạt động, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc A. dựng cột mốc chủ quyền. B. công bố sách trắng quốc phòng. C. xây dựng hải đăng, trạm khí tượng. D. thực hiện các cuộc khảo sát khoa học. Câu 402: Sự phát triển của xu thế đối thoại sau Chiến tranh lạnh đã tạo ra thuận lợi nào sau đây cho quan hệ quốc tế? A. Tạo ra thế cân bằng về tiềm lực kinh tế, quân sự giữa các cường quốc trên thế giới. B. Là nguyên nhân chính thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. C. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. D. Chấm dứt sự đối lập về hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Câu 403: Quá trình phát triển của ASEAN từ 1967 đến nay trải qua bao nhiêu giai đoạn? A. Hai giai đoạn. B. Ba giai đoạn. C. Bốn giai đoạn. D. Năm giai đoạn. Câu 404: Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với Việt Nam? A. Làm kìm hãm các hoạt động của nền kinh tế. B. Làm cho đời sống nhân dân thêm khổ.
H S A C. Trở thành nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931. D. Gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Câu 405: Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2/ 1945) đã buộc nhân dân Đông Nam Á xác định nhiệm vụ phải tiếp tục đứng lên đấu tranh để giành và bảo vệ nền độc lập của mình? A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. Quân đội Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên. C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. D. Lực lượng Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân phiệt Nhật Bản. Câu 406: Một đặc điểm nổi bật của phong trào 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì? A. Có quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt và triệt để. B. Mang tính quần chúng, có quy mô, thống nhất cao. C. Là phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng lãnh đạo. D. Lần đầu tiên giai cấp công – nông đoàn kết đấu tranh. Câu 407: Sự kiện nào đã “phá vỡ trận tuyến” của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh, duy nhất trên toàn thế giới? A. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga thành công. B. Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á. C. Nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành và tuyên bố giành độc lập (1945). D. Cách mạng Trung Quốc thành công (1949), đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 408: Kiến giải nào dưới đây là đúng khi cho rằng: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?