PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 27. ACETIC ACID.pdf

Phụ lục IV KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: ........................... Tổ: ................................ Họ và tên giáo viên:............................ Chủ đề 8: Chất và sự biến đổi về chất Bài 27. ACETIC ACID Thời lượng: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Quan sát mô hình hoặc hình vẽ, viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo; nêu được đặc điểm cấu tạo của acid acetic. – Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. – Trình bày được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men ethylic alcohol. – Trình bày được tính chất hoá học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. – Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá), nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid. – Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá. – Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm). 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về công thức phân tử, công thức cấu tạo; nêu được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của acid acetic. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về acetic acid + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, phương pháp điều chế acetic acid và trình bày được tính chất hoá học của acetic acid - Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các thí nghiệm nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm) vào trong thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, bảng nhóm; - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiêm, ống dẫn khí chữ L, cốc thuỷ tinh, đĩa thuỷ tinh. - Hóa chất: Dung dịch acetic acid, đá vôi, kẽm viên, bột copper(II) oxide, dung dịch NaOH 1M, phenolphthalein, ethylic alcohol, dung dịch sulfuric acid đặc. - 3 món ăn sử dụng nguyên liệu giấm - Nguyên liệu làm giấm chuối, giấm táo và giấm gạo - Mô hình cấu tạo phân tử - Phiếu học tập. Phiếu học tập 2 Câu 1: Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất của Acetic acid và hoàn thành bảng sau:
STT Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình phản ứng 1 Acetic acid tác dụng quỳ tím 2 Acetic acid phản ứng với đá vôi (thành phần chính là CaCO3) 3 Acetic acid phản ứng với kẽm (Zn) 4 Acetic acid phản ứng với copper(II) oxide (CuO) 5 Acetic acid phản ứng với sodium hydroxide (NaOH) 6 Acetic acid phản ứng với ethylic alcohol Câu 2: Hãy trình bày cách phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: acetic acid, ethylic alcohol, sodium hydroxide. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Câu 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy acetic acid .................................................................................................................................................. Câu 4: Có hai dung dịch giấm ăn CH3COOH và nước vôi trong Ca(OH)2 . Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng: a) quỳ tím. b) Phenolphthalein .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Phương pháp graph hoặc kĩ thuật sơ đồ tư duy. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. 1. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được một số vai trò acetic acid trong cuộc sống b) Nội dung: - GV cho học sinh xem video giới thiệu về một số món ăn chế biến có sử dụng nguyên liệu giấm GV đặt tình huống GV: Giấm là nguyên liệu rất quen thuộc trong mỗi gia đình, vậy em biết gì về giấm? Chúng ta cùng tìm hiểu về bài học hôm nay c) Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho học sinh xem video giới thiệu về một số món ăn chế biến có sử dụng nguyên liệu giấm. Hoặc GV đặt tình huống (mời 2 HS thử 3 món ăn cô giáo chuẩn bị sẵn) Sau khi thử, GV hỏi: các em có biết gia vị chung của ba món này là gì không? Học sinh quan sát vật mẫu và hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.