PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text SINH LÝ TUẦN HOÀN.doc

1 BÀI 9. SINH LÝ TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được các đặc tính sinh lý của cơ tim. 2. Mô tả được chu kỳ hoạt động của tim, những biểu hiện bên ngoài và cơ chế của chu kỳ tim. 3. Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động tim 4. Trình bày được các đặc tính sinh lý của động mạch, các loại huyết áp động mạch, các yếu tố ảnh hưởng và các cơ chế điều hoà huyết áp động mạch. 5. Trình bày được chức năng của mao mạch và điều hòa tuần hoàn mao mạch. 6. Trình bày được các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. 7. Trình bày được các đặc điểm tuần hoàn vành, não, phổi. 8. Trình bày được nguyên tắc, ý nghĩa của một số kỹ thuật thăm dò chức năng tim thường dùng trên lâm sàng. Hệ thống tuần hoàn gồm tim và các mạch máu, có chức năng đảm bảo cho máu lưu thông liên tục để thực hiện các chức năng của mình. Nếu ngừng tuần hoàn thì tính mạng sẽ bị đe doạ, ngừng quá 4 phút thì tế bào não bị tổn thương không hồi phục. Hệ thống tuần hoàn gồm hai vòng là vòng đại tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn) và vòng tiểu tuần hoàn (vòng tuần hoàn nhỏ). Vòng đại tuần hoàn mang máu gồm oxy và các chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, rồi đến các mao mạch, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các tế bào ở mô. Máu từ các mao mạch ở mô tập trung lại thành máu tĩnh mạch, rồi theo các tĩnh mạch lớn dần đổ về tim phải. Vòng tiểu tuần hoàn mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi đến phổi nhận oxy và thải khí carbonic, chuyển thành máu động mạch, rồi theo bốn tĩnh mạch phổi về tim trái. Trong hệ thống tuần hoàn tim là động lực chính, hút máu từ tĩnh mạch về và bơm máu vào trong động mạch. Động mạch đưa máu từ tim đến mô. Tĩnh mạch dẫn máu từ mô về tim. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô. Mao mạch còn được gọi là vi tuần hoàn. 1. SINH LÝ TIM Tim có chức năng như một cái bơm, vừa hút vừa đẩy máu trong hệ thống tuần hoàn, nên tim là động lực chính của hệ tuần hoàn. Tim có chức năng đặc biệt quan trọng trong hệ tuần hoàn, do vậy tim cũng có cấu tạo rất đặc biệt, phù hợp với chức năng của mình. 1.1. Đặc tính cấu trúc - chức năng của tim 1.1.1. Sự phân buồng tim
2 Tim có cấu tạo là một khối cơ rỗng, có vách ngăn thành hai nửa riêng biệt là tim phải và tim trái. Tim trái chứa máu động mạch, tim phải chứa máu tĩnh mạch. Mỗi nửa của tim lại chia làm hai buồng là tâm nhĩ và tâm thất. Tâm nhĩ có thành mỏng và có một phần nhỏ lồi ra, gọi là tiểu nhĩ. Chức năng chủ yếu của tâm nhĩ là chứa máu. Tâm thất là khối cơ lớn, có thành dày. Chức năng của tâm thất là đẩy máu vào động mạch. 1.1.2. Các van tim Giữa tâm nhĩ và tâm thất của mỗi bên tim có van nhĩ - thất (van hai lá ở tim trái và van ba lá ở tim phải). Van nhĩ - thất chỉ cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi máu đi qua lỗ van nhĩ - thất thì van mở, lá van áp vào thành thất. Khi thất co, áp suất cao trong buồng tâm thất làm van nhĩ - thất đóng lại, máu không chảy ngược lên tâm nhĩ được, mà bị đẩy ra động mạch. Giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim (còn gọi là van bán nguyệt). Bên trái là van động mạch chủ, chỉ cho máu đi một chiều từ tâm thất trái ra động mạch chủ, rồi ra ngoại vi, đến tất cả các mô để nuôi cơ thể. Bên phải là van động mạch phổi, chỉ cho máu đi từ tâm thất phải ra động mạch phổi, lên phổi trao đổi khí để lấy oxy và thải CO 2 . Ở thì tâm trương, tim không co bóp, hai tâm thất giãn ra, nhưng máu ở động mạch chủ và động mạch phổi không chảy ngược về thất được vì các van động mạch đóng lại, máu vẫn tiếp tục chảy ra ngoại vi. 1.1.3. Sợi cơ tim (tế bào cơ tim) Cơ tim gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ là một tế bào cơ. Về mặt cấu trúc, tế bào cơ tim vừa giống cơ vân, vừa giống cơ trơn, nhưng cũng có những đặc tính cấu trúc riêng. Tế bào cơ tim có cấu trúc giống cơ vân là có các sợi tơ cơ actin và myosin nên có khả năng co giãn như cơ vân. Tế bào cơ tim cũng có nhiều nhân giống cơ vân. Đồng thời tế bào cơ tim cũng có cấu trúc giống cơ trơn đó là nhân nằm ở giữa tế bào. Do tế bào cơ tim có cả tính chất của tế bào cơ vân và của tế bào cơ trơn nên cơ tim co bóp khoẻ. Đặc tính cấu trúc riêng của tế bào cơ tim là tuy cơ tim gồm nhiều tế bào cơ và mỗi tế bào cơ đều có màng bao bọc riêng, nhưng dọc hai bên của những tế bào cơ kề nhau có những đoạn màng tế bào hoà vào nhau, tại đây điện trở rất thấp, các ion dễ dàng khuếch tán qua tạo thành những cầu lan truyền hưng phấn từ tế bào này sang tế bào khác, do đó cơ tim hoạt động như một hợp bào. Một hợp bào tức là một tập hợp các tế bào đan vào nhau, khiến cho khi một tế bào hưng phấn, thì điện thế hoạt động tại đây sẽ lan toả ra khắp các tế bào của cơ tim. Cả quả tim có hai khối hợp bào là hợp bào nhĩ (bao gồm cả nhĩ phải và nhĩ trái) và hợp bào thất (bao gồm cả thất phải và thất trái). Hai khối hợp bào này ngăn cách nhau bởi vòng mô xơ bao quanh lỗ van nhĩ - thất. Cơ tim còn có đặc điểm là trong tế bào cơ tim có chứa nhiều glycogen và nhu cầu về oxy của tế bào cơ tim cao hơn những tế bào khác. Đặc điểm này cho thấy nhu cầu về năng lượng của cơ tim rất lớn do cơ tim hoạt động liên tục. Một đặc điểm cấu trúc nữa của tế bào cơ tim là trên màng tế bào có chủ yếu là kênh calci (còn gọi là kênh calci - natri hay kênh calci chậm) và cũng có kênh natri nhanh.
3 1.1.4. Hệ thống nút tự động của tim Hệ thống nút là cấu trúc đặc biệt của tim, có khả năng tự phát ra các xung động và dẫn truyền xung động. Vì vậy hệ thống nút còn được gọi là hệ hưng phấn - dẫn truyền. Hệ thống này bao gồm các tế bào mảnh, có kích thước từ 5 đến 10 m, có tính hưng phấn cao. Hệ thống nút của tim bao gồm: - Nút xoang (còn gọi là nút xoang - nhĩ, hay S - A “Sinus – Atrium”). Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải, chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhận sự chi phối của các sợi thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm (dây thần kinh số X). -Nút nhĩ - thất (hay nút A - V “Atrium – Ventricle”). Nút nhĩ - thất nằm ở cơ tâm nhĩ phải, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành đổ vào tâm nhĩ phải. Nút nhĩ - thất nhận sự chi phối thần kinh của hệ giao cảm và dây X. - Bó His (hay bó A - V). Bó His truyền xung động từ nhĩ đến thất, đi từ nút nhĩ - thất tới vách liên thất thì chia làm hai nhánh là nhánh phải và nhánh trái, chạy bên dưới nội tâm mạc tới hai tâm thất. Đến tâm thất chúng chia thành các nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim tạo thành mạng lưới Purkinje. Bó His chỉ nhận các sợi của hệ thần kinh giao cản (hình 9.1). Hình 9.1. Hệ thống nút tự động của tim 1.2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim Cơ tim có chức năng co tự động, không theo ý muốn và co nhịp nhàng để thực hiện chức năng bơm máu. Để hoàn thành chức năng này cơ tim có bốn đặc tính sinh lý là tính hưng phấn, tính trơ có chu kỳ, tính nhịp điệu và tính dẫn truyền.
4 1.2.1. Tính hưng phấn Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim, thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện thế hoạt động, điện thế này làm co cơ tim. 1.2.1.1. Đặc điểm về khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim Cơ tim đáp ứng với kích thích bằng co cơ như cơ vân, nhưng có đặc tính riêng là đáp ứng theo quy luật "tất cả hoặc không". Thí nghiệm: Kích thích một mảnh cơ tim ếch bằng dòng điện cảm ứng với cường độ tăng dần và ghi đồ thị co cơ. Kết quả cho thấy: Với những cường độ kích thích dưới ngưỡng, cơ tim không đáp ứng (không co). Với những cường độ kích thích bằng hoặc trên ngưỡng, cơ tim đều đáp ứng bằng co cơ tối đa. Như vậy cơ tim đáp ứng theo quy luật "tất cả hoặc không" của Ranvier. Có hiện tượng này là do cơ tim được cấu tạo là một hợp bào, có các cầu dẫn truyền hưng phấn giữa các tế bào, nên hoạt động của cơ tim như là một tế bào độc nhất. Khi kích thích có cường độ tới ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng phấn, làm cho tất cả các sợi cơ tim đều co. Do vậy khi cơ tim đã co là co tối đa ngay. Tính hưng phấn của cơ tim khác cơ vân là: Cơ vân gồm nhiều sợi cơ riêng biệt, giữa các tế bào cơ không có cầu dẫn truyền hưng phấn, nên khi bị kích thích thì tuỳ theo cường độ kích thích mạnh hay yếu mà số sợi cơ tham gia co nhiều hay ít. Khi cường độ kích thích tăng dần thì số sợi cơ tham gia đáp ứng cũng tăng dần, làm cho biên độ co cơ cũng tăng lên cho đến khi toàn bộ các sợi cơ tham gia đáp ứng thì cơ co mạnh nhất (hình 9.2). Hình 9.2. Đường ghi co cơ tim và co cơ vân theo cường độ kích thích 1.2.1.2. Đặc điểm về điện thế hoạt động của cơ tim Bình thường điện thế màng lúc nghỉ (điện thế nghỉ) của cơ tim khoảng - 90mV. Khi xuất hiện điện thế hoạt động, ở giai đoạn khử cực điện thế màng có thể tăng lên đến + 20 mV và trị số điện thế đỉnh + 20 mV còn được duy trì trong khoảng 0,2 đến 0,3 giây chứ không giảm xuống ngay lập tức. Hiện tượng kéo dài điện thế đỉnh ở cơ tim được gọi là cao nguyên (plateau).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.