Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUANG HỢP Ở THỰC VẬT.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Câu 1. Loại khí là nguyên liệu của quá trình quang hợp là A.H 2 B. CO 2 C. H 2 O D. O 2 Câu 2. Quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm A. Gluxit B. Muối khoáng C. Carbohidrat D.Protein. Câu 3. Năng lượng cần dùng cho quá trình quang hợp là A. năng lượng nhiệt B. ánh sáng C. năng lượng của gió D. không cần dùng năng lượng từ môi trường Câu 4. Có một loại khí được thải ra từ quá trình quang hợp, là một khí rất cần thiết cho việc hô hấp của tế bào. Khí đó là A. Khí oxi B. khí hidro C. khí cacbonic D. khí nito Câu 5. Đồ thị sau đây biểu diễn mối liên quan giữa quang hợp ở một loài thực vật và nhiệt độ. Dựa vào đồ thị cho biết kết luận nào sau đây đúng? A. Cường độ quang hợp ít phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường. C. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm. D. Cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng trong khoảng từ 10 đến 30°C. Hướng dẫn giải Đáp án D. Câu 6. Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây? A. Củ khoai mì B. Lá xà lách C. Lá xanh D. Củ cà rốt. Câu 7. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là A. ATP, CO 2 . B. ATP, NADPH, O 2 . C. ATP, O 2 , H 2 O D. NADPH, H 2 O. Câu 8. Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật? A. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Giải phóng năng lượng ATP. C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ. Câu 9. Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lên men diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh B. Phân giải kị khí là một cơ chế thích nghi của thực vật trong điều kiện thiếu ôxi C. Hô hấp hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti thể D. Phân giải hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng ATP hơn phân giải kị khí Câu 10. Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước. B. CO 2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO 2 là nguyên liệu của pha tối. C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
Câu 11. Nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM? A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. B. Lúa, sắn, đậu tương. Câu 12. Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây? A. H 2 O và O 2 B. CO 2 và ATP C. Năng lượng ánh sáng D. ATP và NADPH Câu 13. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? A. Phân tử O 2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H 2 O. B. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong NADP + , ADP+ C. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp. D. Pha tối cung cấp NADP + , ADP + và glucôzơ cho pha sáng. Câu 14. Đồ thị ở hình bên mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của một loài thực vật. Điểm nào trên đồ thị biểu thị điểm bù ánh sáng của loài này A. Điểm 1. B. Điểm 2. C. Điểm 3. D. Điểm 4. Hướng dẫn giải Đáp án D - Tại cường độ ánh sáng ở điểm 4, cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp, đây là điểm bù. 2 không phải là điểm bù, chỉ là điểm giao nhau của 2 đường biểu thị cường độ hô hấp và quang hợp. Câu 15. Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, các tia sáng đỏ xúc tiến tổng hợp A. axit nuclêic. B. prôtêin. C. lipit. D. cacbohiđrat. Câu 16. Pha tối của quá trình quang hợp ở hai nhóm thực vật C 4 và CAM không có chung đặc điểm nào sau đây? A. Sản phẩm cố định CO 2 đầu tiên là hợp chất 4C. B. Trải qua chu trình Canvin. C. Diễn ra trong lục lạp của cùng một loại tế bào thịt lá. D. Chất nhận CO 2 đầu tiên là phottphoenolpiruvic. Câu 17. Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật
Kết luận nào sau đây là đúng? A. Chất B là CO 2 B. Chất C là O 2 C. Chất A là H 2 O D. Pha 1 xảy ra ở chất nền lục lạp. Hướng dẫn giải Phương pháp: Nhận biết các pha của quang hợp. + Pha 1: là pha sáng của quang hợp. Hấp thụ chất A là nước để tạo thành chất B là Oxy. + Pha 2: là pha tối của quang hợp. Hấp thụ chất C là CO 2 để tạo thành hợp chất hữu cơ. Xem xét từng phương án. Cách giải: Ý A, Sai. Pha 1 là pha sáng quang hợp. Chất B là O 2 Ý B, Sai. Chất C là CO 2 Ý C, Đúng. Ý D, Pha 1 diễn ra trên màng Thilacoit. Chọn C Câu 18. Có bao nhiêu đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá sau đây thích nghi với chức năng quang hợp. I. Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. II. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí không giúp cho CO 2 khuếch tán vào bên trong lá. III. Trong lá có các bào quan quang hợp là lục lạp. IV. Trên màng tilacoit của lục lạp có các sắc tố quang hợp. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Ở thực vật, pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở A. chất nền của ti thể. B. màng tilacoit của lục lạp. C. chất nền của lục lạp. D. màng trong của ti thể. Câu 20. Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?. A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. C. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước. D. CO 2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO 2 là nguyên liệu của pha tối. Câu 21. Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O 2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO 2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep. III. Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP. IV. Từ một mol glucôzơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP. A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 22. Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO 2 ? A. Dung dịch KCl. B. Dung dịch Ca(OH) 2 . C. Dung dich NaCl. D. Dung dịch H 2 SO 4 . Câu 23. Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Pha tối của quang hợp tạo ra NADP và ADP để cung cấp cho pha sáng B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG C. O 2 được sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H 2 O và CO 2 . D. Cả thực vật C 3 , C 4 và thực vật CAM đều có chu trình Canvin. Câu 24. Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng A. Chu trình Calvin cần nước, ánh sáng và O 2 . B. Pha tối chỉ diễn ra khi không có ánh sáng. C. Diệp lục là sắc tố duy nhất có thể tham gia vào pha sáng D. Thực vật C 3 có thể xảy ra hô hấp sáng. Câu 25. Khẳng định nào dưới đây của quá trình quang hợp là đúng? A. Pha sáng tạo ra ATP và NADPH. B. Pha tối cần có sự tham gia của nước C. Pha sáng tạo ra ADP. D. Pha tối tạo ra NADPH Câu 26. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân tử O 2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H 2 O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO 2 . III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP + và glucôzơ cho pha sáng. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 27. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng suất sinh học của các loài thực vật sau: Ngô, lúa, dứa A. Lúa → ngô → dứa B. Lúa → dứa → ngô C. dứa → Lúa → ngô D. dứa → ngô→ Lúa. Câu 28. Quang hợp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành A. năng lượng cơ học. B. năng lượng hoá học C. không sử dụng năng lượng ánh sáng. D. năng lượng hạt nhân. Câu 29. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra chủ yếu ở A. lá cây. B. rễ cây. C. thân cây D. quả. Câu 30. Chúng ta nhìn thấy lá có màu xanh lục là vì A. diệp lục hấp thụ chủ yếu ánh sáng màu xanh. B. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu đỏ C. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục D. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu tím. Câu 31. Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là