Content text 19. Bài 3. Kĩ thuật chắn cầu.docx
1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 3: KĨ THUẬT CHẮN CẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nhận biết được nội dung, yêu cầu và cách luyện tập kĩ thuật chắn cầu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh. - Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật chắn cầu; trò chơi vận động. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc tích cực học tập, chủ động trong tiếp nhận kiến thức và tập luyện. Năng lực riêng (năng lực giáo dục thể chất): - Thực hiện được kĩ thuật chắn cầu. - Biết một số điều luật cơ bản trong thi đấu đá cầu - Biết phán đoán xử lý một số tình huống linh hoạt trong tập luyện và thi đấu bóng đá - Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện 3. Phẩm chất - Có trách nhiệm, hòa đồng với tập thể trong tập luyện và các hoạt động khác trong cuộc sống II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 9. - Còi, đồng hồ bấm giây, cầu đá.
1 2. Đối với HS - SGK Giáo dục thể chất 9. - Giày thể thao, quần áo thể dục, cầu đá. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng cho HS bước vào bài học mới. - Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học. b. Nội dung: GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn. c. Sản phẩm: HS thực hiện bài tập khởi động chung, khởi động chuyên môn theo yêu cầu, hướng dẫn của GV và chuẩn động tác của GV. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Khởi động chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chạy chậm quanh sân trường, bài tập tay không, khởi động các khớp và thực hiện bài tập căng cơ. + GV tập hợp HS thành các hàng dọc chạy chậm 1 - 2 vòng quanh sân trường. + GV tập hợp HS thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau, chỉ định một HS lên để đếm nhịp và thực hiện mẫu bài tập tay không, khởi động các khớp và căng cơ cho các bạn khác thực hiện theo. Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp theo nhịp đếm hoặc 10 – 15 giây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS thực hiện bài tập khởi động chung theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. - GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động chung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập