Content text 14. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Bắc Giang - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ------------------ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trong những năm 1923-1930, hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu diễn ra ở A. Liên Xô và Trung Quốc. B. Pháp và Đức. C. Trung Quốc và Nhật Bản. D. Anh và Mỹ. Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay? A. Giải quyết được triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. C. Đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới khám phá vũ trụ. D. Đã xóa bỏ được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Câu 3: Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh có hoạt động đối ngoại ở quốc gia nào sau đây? A. Hàn Quốc. B. Mỹ. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 4: Chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Na-va của thực dân Pháp trong thời kì 1945-1954? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông. C. Chiến dịch Trần Hưng Đạo. D. Chiến dịch Biên giới thu - đông. Câu 5: Việc mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) trước hết diễn ra ở khu vực nào sau đây? A. Châu Âu. B. Châu Phi C. Mỹ Latinh D. Châu Á. Câu 6: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)? A. Các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới ủng hộ. B. Sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết được phát huy. D. Có một mặt trận dân tộc lãnh đạo thống nhất. Câu 7: Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được vận dụng vào công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay? A. Liên minh kinh tế và quân sự khi cần thiết. B. Sử dụng bạo lực trong đấu tranh cách mạng. C. Tăng cường liên minh liên kết với các nước. D. Cùng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 8: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam?
Trang 2 A. Buộc Mỹ phải lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri. C. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. D. Thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển. Câu 9: Nội dung nào sau đây là quyết định của Đại hội đại biểu Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (1960)? A. Xác định nhiệm vụ, vai trò cho cách mạng ở hai miền Nam - Bắc. B. Thành lập một chính đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương. C. Đề ra chủ trương đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một chính đảng Mác - Lênin riêng. Câu 10: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Nhật Bản bị Trung Quốc vượt qua về kinh tế. B. Tây Âu vươn lên thành một cực đổi đầu với Mỹ. C. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ. D. Sự thất bại trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Câu 11: Nội dung nào sau đây là một trong những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đã thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa trên thế giới. B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh ra đời. C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. D. Đã xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. Câu 12: Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi soạn thảo sau thắng lợi của A. phong trào Đông Du. B. khởi nghĩa Lam Sơn. C. khởi nghĩa Lý Bí. D. phong trào Tây Sơn. Câu 13: Nội dung nào sau đây là nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ? A. Tình trạng biến đổi khí hậu được giải quyết triệt để. B. Thành bại của công cuộc cải cách ở Trung Quốc. C. Sự thành công của cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. D. Sự giải thể của tất cả các liên minh quân sự trên thế giới. Câu 14: Nội dung nào sau đây là một trong những thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 đến nay? A. Giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định. C. Xóa bỏ được hoàn toàn đói nghèo. D. Xóa bỏ được ảnh hướng của Trung Quốc. Câu 15: Thắng lợi nào sau đây của quân và dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của để quốc Mỹ?
Trang 3 A. Ấp Bắc. B. Vạn Tường C. An Lão. D. Bình Giã. Câu 16: Nội dung nào sau đây là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Cuộc Chiến tranh lạnh chưa chấm dứt. B. Kinh tế các quốc gia phát triển đồng đều. C. Sự đa dạng về thể chế chính trị của các nước thành viên. D. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được các nước khắc phục. Câu 17: Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN? A. Bru-nây. B. Xin-ga-po C. Việt Nam. D. Lào. Câu 18: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh nào sau đây? A. Hầu hết các nước trong khu vực đã trở thành những con rồng kinh tế. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đã hoàn toàn kết thúc. C. Một số nước trong khu vực đã giành được độc lập. D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Việc giải giáp vũ khí của phát xít Nhật ở Đông Dương đã hoàn thành. C. Đảng Cộng sản Đông Dương đã sẵn sàng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền. D. Lực lượng cách mạng được chuẩn bị và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh. Câu 20: Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đề ra Kế hoạch Nava trong bối cảnh nào sau đây? A. Đế quốc Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Thực dân Pháp bị mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. C. Để quốc Mỹ đã hoàn toàn thay thế Pháp ở Đông Dương. D. Thực dân Pháp vẫn nắm quyền chủ động trên chiến trường chính. Câu 21: Trọng tâm đường lối đổi mới ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 là ưu tiên đổi mới trên lĩnh vực nào sau đây? A. Chính trị. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Kinh tế. Câu 22: Nội dung nào sau đây là nhận định không đúng về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả quản lí của Nhà nước. B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm về chính trị, văn hóa. C. Tiến hành khi đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. D. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là kinh tế. Câu 23: Theo thỏa thuận tại Hội nghị I-an-ta, khu vực Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Trung Quốc. B. Đức. C. Liên Xô. D. Mỹ. Câu 24: Tổ chức Liên hợp quốc thành lập (1945) nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây? A. Ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.