PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 5..docx

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp… Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm” (Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.337) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về chính sách khai thác, bóc lột của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á. b. Trong công nghiệp, thực dân phương Tây tìm cách vơ vét, bòn rút các nước Đông Nam Á thông qua việc cướp ruộng đất lập đồn điền. c. Những sản vật được coi là thế mạnh của các nước Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý đầu tư khai thác sớm để thu lợi nhuận cao. d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không phải là điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. a. Đ b. S c. Đ d. S Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. … Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. …Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 – 2) a. Đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam. b. Những tội ác của chính quyền thực dân đối với nhân dân ta được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. c. Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị” d. …“ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn” là những chính sách và tội ác của chính quyền thực dân trên lĩnh vực chính trị. a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tại Bảo tàng hàng hải ở Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a), mô hình con tài Phlo đơ Ma của Bồ Đào Nha bị đắm ở Ma – lắc – ca thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Đây là một trong số những con tàu thuộc hạm thuyền hùng mạnh của thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Vương quốc Ma – lắc – ca, cũng là một thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào năm 1511. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dào nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.29)
a. Đoạn trích tập trung phản ánh sự phát triển của du lịch tại thành phố biển Ma – lắc – ca b. Bồ Đào Nha là nước thực dân phương Tây đầu tiên xâm lược khu vực Đông Nam Á c. Thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XV d. Một trong những nguyên nhân khiến Bồ Đào Nha xâm lược Ma – lắc – ca vì đây là một hải cảng sầm uất ở biển Đông a. S b. Đ c. S d. Đ Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.” (Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233- 234) a. Đoạn trích tóm tắt quá trình thực dân Anh xâm lược một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á b. “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau….” là biểu hiện rõ nét của chính sách “chia để trị” c. Chính quyền thực dân chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau nhằm mục đích chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở các nước thuộc địa d. “Chia để trị” là chính sách cai trị độc đáo, khác biệt của thực dân Anh so với các nước thực dân khác trong quá trình cai trị Đông Nam Á. a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Thế kỉ XVI, các mặt hàng hương liệu như tiêu, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, trầm hương,…của Đông Nam Á có sức hút mạnh mẽ đối với châu Âu. Bồ Đào Nha là cường quốc đầu tiên chinh phục quốc gia Hồi giáo Ma – lắc – ca (năm 1511). Nhanh chóng, người Hà Lan chiếm Ma – lắc – ca từ tay người Bồ Đào Nha (năm 1641), thiết lập thành phố Ba – ta – vi – a thông qua công ty Đông Ấn; Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hóa Phi – lip – pin từ năm 1542; công ty Đông Ấn Anh chiếm Xin – ga – po, làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với người Hà Lan”. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.30) a. Đoạn trích phản ánh quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á lục địa từ thế kỉ XVI b. Phi – lip – pin bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược từ giữa thế kỉ XVI c. Quốc gia Hồi giáo Ma – lắc – ca từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và Hà Lan d. Đông Nam Á là khu vực có nguồn hương liệu phong phú, có giá trị cao nên đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây a. S b. Đ c. Đ d. Đ Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Công cuộc xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong khoảng gần bốn thế kỉ. Từ thế kỉ XVI, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, từ xâm nhập thị trường đến các cuộc chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Đến đầu thế kỉ XX, các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, trừ Vương quốc Xiêm
giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp. a. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á diễn ra trong thời gian dài, từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX b. Chiến tranh xâm lược là hình thức duy nhất các nước thực dân phương Tây sử dụng để xâm lược Đông Nam Á c. Đến đầu thế kỉ XX, Xiêm là quốc gia duy nhất khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập hoàn toàn trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây d. Trong quá trình xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau. a. Đ b. S c. S d. Đ Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Từ năm 1892, Ra – ma V tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng Chính phủ gồm 12 bộ trưởng” (Vũ Dương Ninh, Lịch sử Vương quốc Thái Lan, NXB Giáo dục, 1994, tr.92) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về cải cách của vua Ra – ma V trên tất cả mọi lĩnh vực b. Cuộc cải cách hành chính của vua Ra – ma V bắt đầu được tiến hành từ cuối thế kỉ XVIII c. Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến mà Xiêm xây dựng từ cuộc cải cách của vua Ra – ma V là học tập theo mô hình của phương Tây d. Với cải cách của vua Ra- ma V, Hội đồng nhà nước đóng vai trò lập pháp, còn Hội đồng Chính phủ đóng vai trò hành pháp a. S b. S c. Đ d. Đ Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Kế hoạch biến Xiêm thành khu đệm và khu ảnh hưởng của 2 đế quốc Anh – Pháp được chính thức hóa bằng thỏa hiệp Luân Đôn kí ngày 15/1/1896 không có sự tham gia của chính quyền Xiêm. Theo thỏa hiệp này, phía Tây sông Mê Nam thuộc ảnh hưởng của Anh, phía Đông sông Mê Nam thuộc ảnh hưởng của Pháp. Thung lũng sông Mê Nam có thủ đô Băng Cốc ở giữa được tự chủ toàn vẹn. Thỏa hiệp ngăn cấm một trong hai nước Anh – Pháp không được kí một hiệp ước tay đôi nào cho phép nước thứ ba can thiệp vào vùng này. Với việc kí kết các hiệp ước này, Xiêm đã thực sự trở thành một nước phụ thuộc vào hai đế quốc Anh – Pháp”. (Vũ Dương Ninh, Lịch sử thế giới cận đại NXB Giáo dục, 2003, tr.477) a. Đoạn trích cung cấp thông tin việc Xiêm bị biến thành nước phụ thuộc của Anh – Pháp được chính thức hóa bằng thỏa hiệp Luân Đôn. b. Với Thỏa hiệp Luân Đôn, Xiêm đã chính thức thừa nhận việc để Anh – Pháp đặt ách cai trị lên đất nước mình. c. Thủ đô Băng Cốc là một khu quân sự chung của cả hai đế quốc Anh - Pháp. d. Việc kí thỏa hiệp Luân Đôn cho phép nước thứ 3 được can thiệp vào Xiêm để giúp Xiêm giữ được độc lập. Đáp án: a.Đ b. S c. S d.S Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp: “một bên là những người bản xứ.... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở ,bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.  (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, 2011 Trang 12 ) a. Nội dung tư liệu thể hiện lời tố cáo đối với chính sách thống trị của thực dân Pháp ở thuộc địa trong bản án chế độ thực dân Pháp . b. Nội dung tư liệu ca ngợi chính sách cai trị của thực dân Pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế các nước thuộc địa. c. Đối với nhân dân thuộc địa, cuộc sống của họ dưới chính sách của chính quyền thực dân vô cùng cực khổ và đầy rẫy sự khắc nghiệt. d. Đối với người Pháp, họ tự dành co mình tất cả các đặc quyền, đặc lợi ở thuộc địa ngoại trừ việc có công khai hóa văn minh cho các nước thuộc địa. Đáp án: a.Đ b.S c.Đ d.S Câu 10. Cho bảng tư liệu sau Lĩnh vực Nội dung Kinh tế - Trong công nghiệp. Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt.. - Trong nông nghiệp năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang Hành chính Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây. Giáo dục Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên. Ngoại giao - Ra-ma V tiến hành chuyển công du sang các nước châu Âu nhằm mục tiêu xoá bỏ các hiệp ước bất bình đồng đã kỉ trước đó - Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia để bảo vệ nền độc lập của nước mình a. Về kinh tế, Xiêm căn bản duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu để kìm hãm sự phát triển đất nước b. Về hành chính, học tập và cải cách theo mô hình phương Tây nhằm tiến tới thiết lập thể chế quân chủ lập hiến. c. Trong công tác giáo dục, Xiêm đặc biệt chú trọng quan tâm nhằm đưa giáo dục nước ngoài tiệp cận với văm minh Phương Tây. d. Chính sách ngoại giao linh hoạt mềm dẻo đã giúp Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập. a.S b.Đ c.Đ d.Đ Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau “Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây. Khác với các nước Đông Nam Á khác, từ năm 1851, vua Mong-kut (Ra-ma IV) đã tiến hành cải cách, chủ trương mở của buôn bán với nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 1859, dưới thời vua Chu-la -long

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.