PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 1).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Ca = 40, Cl = 35,5. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. 2KClO 3 ot 2KCl + 3O 2 . B. N 2 (g) + O 2 (g) ⇀ ↽ 2NO(g). C. CH 4 + 2O 2 ot CO 2 + 2H 2 O. D. Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 . Câu 2. Chất điện li mạnh là những chất khi tan vào nước thì A. không phân li thành ion. B. chỉ một phần các phân tử tan phân li thành ion. C. phân li hoàn toàn thành ion. D. phân huỷ thành các chất mới. Câu 3. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây? A. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất. C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ. D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ. Câu 4. Theo thuyết Bronsted-Lowry, chất nào sau đây có vai trò là một acid trong dung dịch? A. Al 3+ . B. CH 3 COOH. C. NH 3 . D. NaOH. Câu 5. Cấu trúc không gian của phân tử NH 3 có dạng hình A. chóp tư giác. B. chóp tam giác. C. tứ diện đều. D. tam giác đều. Câu 6. Muối nào sau đây tan tốt trong nước? A. MgCO 3 . B. CaCO 3 . C. FeCO 3 . D. (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 7. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do A. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ. B. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn. C. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn. D. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ. Câu 8. Cân bằng hoá học là cân bằng động, do khi ở trạng thái cân bằng A. phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với tốc độ bằng nhau. B. phản ứng nghịch dừng lại nhưng phản ứng thuận vẫn xảy ra. C. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại. D. phản ứng thuận dừng lại nhưng phản ứng nghịch vẫn xảy ra. Câu 9. Quá trình đốt cháy hỗn hợp hơi nhiên liệu và -không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là A. ammonia. B. nitrogen dioxide. C. nitrogen monoxide. D. nitrogen. Câu 10. Phương pháp chuẩn độ là phương pháp A. xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã biết nồng độ. B. xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn chưa biết nồng độ. C. xác định nồng độ của một chất bằng sự thay đổi màu sắc của dung dịch chuẩn. D. xác định nồng độ của một chất bằng sự thay đổi màu sắc của các chỉ thị thông thường. Câu 11. Dung dịch chất nào sau đây có môi trường trung tính? A. Fe 2 (SO 4 ) 3 . B. Na 2 SO 4 . C. K 2 CO 3 . D. AlCl 3 . Câu 12. Cho cân bằng sau trong hệ kín: 2NO 2 (g, nâu đỏ) ˆˆ†‡ˆˆ N 2 O 4 (g, không màu) 0 r298H 58 kJ Thực hiện thí nghiệm: Ngâm chìm ống vào cốc Ngâm chìm ống vào cốc Mã đề thi: 111
nước lạnh (nước đá) nước nóng (khoảng 80 o C) Sự thay đổi màu nâu đỏ trong ống nghiệm (1) (2) Các hiện tượng (1), (2) tương ứng là màu của chất trong ống nghiệm A. nhạt đi, đậm lên. B. đậm lên, nhạt đi. C. không thay đổi. D. đều đậm lên. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Muối ammonium dễ tan trong nước. B. Muối ammonium là chất điện li mạnh. C. Muối ammonium kém bền với nhiệt. D. Dung dịch muối ammonium có tính chất base. Câu 14. Xét cân bằng hóa học: NH 3 + H 2 O ⇀ ↽ NH 4 + + OH -. Hằng số cân bằng (K C ) của phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức nào sau đây? A. 4 C 3 [NH].[OH] K [NH]   . B. 4 C 32 [NH].[OH] K [NH].[HO]   . C. 4 C 2 [NH].[OH] K [HO]   . D. 4 C 3 [NH] K [NH]   . Câu 15. Trong các công thức cấu tạo sau: Công thức cấu tạo của nitric acid là A. (2). B. (1). C. (3). D. (4). Câu 16. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau: N 2 + 3H 2 ˆˆ†‡ˆˆ 2NH 3 (1) N 2 + O 2 ˆˆ†‡ˆˆ 2NO (2) Trong các phản ứng (1) và (2), vai trò của N 2 lần lượt là A. chất oxi hoá; chất khử. B. chất khử; chất khử. C. chất oxi hoá; chất oxi hoá. D. chất khử; chất oxi hoá. Câu 17. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu 2+ , 0,03 mol K + , x mol Cl – và y mol SO 4 2– . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05. C. 0,05 và 0,01. D. 0,03 và 0,02. Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai? A. Theo Brønsted–Lowry, trong phản ứng với OH - , ion NH 4 + có vai trò là acid. B. Dùng kiềm (dung dịch NaOH) nhận biết được dung dịch NaCl và dung dịch NH 4 Cl. C. Trong phân tử ammonia, nguyên tử nitrogen có hai cặp electron chưa liên kết. D. Ammonia dễ tan trong nước vì có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: CO(g) + H 2 O(g) ⇌ CO 2 (g) + H 2 (g)  or298H41kJ a. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. b. Khi thêm khí H 2  vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. c. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. d. Nồng độ ở trạng thái cân bằng của: [CO] = [H 2 ] = 0,074 M và [CO 2 ] = [H 2 O] = 0,026 M thì hằng số cân bằng của phản ứng xấp xỉ bằng 8,3.
Câu 2. Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. a. Nước chanh có môi trường acid. b. Nồng độ ion [ H ] của nước chanh là 0,24 mol/L. c. Nồng độ của ion [ OH ] của nước chanh nhỏ hơn 10 -7 mol/L. d. Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào cốc nước chanh thấy màu của giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Câu 3. Cho các tính chất hóa học của ammonia sau đây: a. Tính base của ammonia là do trên nguyên tử nitrogen còn cặp electron hóa trị riêng. b. Dung dịch ammonia là một dung dịch base yếu nên không làm phenolphtalein chuyển màu. c. Nguyên tử N trong phân tử ammonia có số oxi hóa -3 nên ammonia có cả tính khử và tính oxi hóa. d. Trong phản ứng giữa ammonia và oxygen, ammonia đóng vai trò là chất khử. Câu 4. Phú dưỡng là hiện tượng nguồn nước dư quá nhiều chất dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus). a. Có thể quan sát được hiện tượng phú dưỡng thông qua sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh trong nước. b. Nguồn dinh dưỡng ở ao, hồ thường có nguồn gốc từ nước mưa đọng lại giữ lại ở ao, hồ. c. Khi hàm lượng nitrogen và phosphorus trong nước đều vượt quá 20 μg/L sẽ gây hiện tượng phú dưỡng. d. Nước thải, hay các đầm nuôi trồng thủy sản, sự dư thừa thức ăn chăn nuôi, phân bón hóa học... gây hiện tượng phú dưỡng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong ion ammonium (NH 4 + )? Câu 2. Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Nnồng độ của dung dịch HCl trên là bao nhiêu mol/L? Câu 3. Cho các cân bằng hóa học sau: (a) 2232SO( g)O( g)2SO( g)⇌ . (b) 22C(s)HO(g)CO(g)H( g)⇌ . (c) 325PCl( g)Cl( g)PCl( g)⇌ . (d) 23423Fe(s)4HO(g)FeO( s)4H( g)⇌ . (e) 32CaCO( s)CaO( s)CO(g)⇌ . (g) 222HI( g)H( g)I(g)⇌ Có bao nhiêu cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất? Câu 4. Cho các chất khí: NO, NO 2 , N 2 O, SO 2 và N 2 . Có bao nhiêu chất khí là nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng mưa acid? Câu 5. Hỗn hợp X gồm N 2 và H 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 450 o C có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là bao nhiêu phần trăm? Câu 6. Cho dung dịch HNO 3 loãng tác dụng với các chất sau: NH 3 , CaCO 3 , Ag, NaOH và Fe 3 O 4 . Có bao nhiêu phản ứng mà trong đó HNO 3 thể hiện tính oxi hóa? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.