Content text CĐ 1 Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian.docx
CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Thời gian thực hiện: 10 tiết Tiết 1: Khởi động, tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về văn học dân gian Tiết 2: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu Tiết 3: Thu thập thông tin Tiết 4 + 5: Xử lí, tổng hợp thông tin Tiết 6 + 7: Tìm hiểu về việc viết báo cáo, thực hành viết báo cáo (học sinh phải hoàn thiện bài báo cáo ở nhà) Tiết 8+9+10: Trình bày báo cáo nghiên cứu, tổng kết chuyên đề A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Về năng lực chung - HS rèn luyện được các năng lực chung như Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực tự chủ và tự học Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. HS rèn luyện được các năng lực môn học - Năng lực ngôn ngữ: biết vận dụng các tri thức đã học vận dụng vào + Biết viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian + Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian + Biết các yêu cầu cơ bản và cách thức nghiên cứu về một vấn đề nói chung, một vấn đề văn học dân gian nói riêng - Năng lực văn học: có hiểu biết về các vấn đề văn học dân gian 2. Phẩm chất - Yêu nước
- Chăm chỉ - Trách nhiệm B. CHUẨN BỊ - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Các tài liệu tham khảo cần thiết - Video clip về văn học dân gian PHẦN I: TẬP NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - HS hiểu và trình bày được các khái niệm cơ bản về báo cáo nghiên cứu - HS biết cách xác định đề tài, vấn đề, nội dung nghiên cứu - Học sinh biết lập kế hoạch, thu thấp tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu 2. Phẩm chất - Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước II. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu, loa - Tranh ảnh 2. Học liệu - Sách giáo khoa Chuyên đề học tập ngữ văn 10 - Tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu của hoạt động Đặt vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập 2. Nội dung
HS trả lời phiếu KWLH 3. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV phát cho HS phiếu KWLH Yêu cầu học sinh hoàn thành 2 ô đầu tiên trong 5 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh điền phiếu, hoàn thành 2 ô đầu tiên Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV mời một số học sinh nêu câu trả lời của mình, GV đưa ra một số ý kiến Bước 4: Kết luận, nhận định Vậy là chúng ta đều có một số hiểu biết nhất định về văn học dân gian và việc làm báo cáo nghiên cứu. Văn học dân gian là một bộ phận rộng lớn trong văn học, có ảnh hưởng rất rộng cả trong đời sống văn học và văn hoá của mỗi đất nước. Nghiên cứu văn học dân gian là để hiểu biết thêm về vốn văn học, văn hoá của dân tộc. Chuyên đề này sẽ giúp các em biết cách làm một công trình nghiên cứu nói chung và nghiên cứu văn học dân gian nói riêng. Hoạt động 2: Hình thành tri thức mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các khái niệm chung về văn học dân gian Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm khoảng 4-6 học sinh (tuỳ theo sĩ số lớp), các nhóm này sẽ là cố định trong suốt thời gian học chuyên đề 1 - GV chiếu câu hỏi yêu cầu học sinh I. Văn học dân gian 1. Khái niệm Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, ra đời từ thuở xa xưa và vẫn tiếp tục phát triển cho đến hôm nay, được phổ biến chủ yếu bằng phương thức truyền miệng
thảo luận nhóm. Dựa vào phần tri thức tổng quát trong sách giáo khoa, kết hợp với hiểu biết của bản thân em, hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các hiểu biết về văn học dân gian Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh làm việc nhóm trong thời gian 10 phút Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Gọi 2 nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm còn lại bổ sung, chỉnh sửa, nhận xét Bước 4: Kết luận - GV nhận xét chung, bổ sung, chỉnh sửa và kết luận - HS ghi ý chính vào vở 2. Tính chất cơ bản Tính nguyên hợp: thể hiện cùng lúc tiếng nói của cả văn học và tín ngưỡng, triết lí, đạo đức,… là sản phẩm của nhiều chất liệu nghệ thuật Tình tập thể và truyền miệng: nhiều người cùng tham gia vào quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, VHDG thường được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng Tính diễn xướng: hoạt động lưu truyền vhdg gắn liền với việc biểu diễn trong những sinh hoạt mang tính cộng đồng Tính dị bản có nhiều văn bản giống nhau về chủ đề và nội dung chính, nhưng có một số sự khác biệt ở chi tiết hoặc lời văn 3. Các thể loại văn học dân gian - Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, sử thi, truyện thơ dân gian - Trữ tình: ca dao – dân ca - Các câu nói kinh nghiệm: tục ngữ,