Nội dung text Chương 3 - ĐỊNH LÝ PYTHAGORE VÀ CÁC TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP.docx
Chương 3 - ĐỊNH LÝ PYTHAGORE VÀ CÁC TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Định lý Pythagore - Định lý Pythagore đảo - Diện tích tam giác. a. Định lý Pythagore Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông. ABC vuông tại 222ABCABAC . b. Định lý Pythagore đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông. ABC có: 22290BCABACBAC . c. Diện tích tam giác thường Cho tam giác, khi đó diện tích tam giác được tính bằng công thức: 1 .. 2Sah . Trong đó: S: diện tích tam giác h: chiều cao a: độ cao đáy tương ứng d. Diện tích tam giác vuông Cho tam giác vuông, khi đó diện tích tam giác được tính bởi công thức: 1 2Sab Trong đó: S: diện tích tam giác ABC a, b: độ dài hai cạnh góc vuông 2. Hình thang - hình thang cân - hình thang vuông a. Định nghĩa Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song (đây cũng là tính chất hình thang). Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông ở mỗi đáy. b. Tính chất
Trong hình thang cân: Hai góc kề một đáy bằng nhau. Hai cạnh bên bằng nhau. Hai đường chéo bằng nhau. c. Diện tích hình thang Cho hình thang đáy // ab ; khi đó 1 . 2Sabh Trong đó: S: diện tích hình thang a, b: độ dài hai đáy h: chiều cao Lưu ý: Đối với hình thang vuông thì đường thẳng giữa hai góc vuông chính là chiều cao h. 3. Hình bình hành a. Định nghĩa Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song. ABCD là hình bình hành AB // CD AD // BC . b. Tính chất. Trong hình bình hành: Các cạnh đối bằng nhau. Các góc đối bằng nhau. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. c. Diện tích hình bình hành Cho hình bình hành, khi đó diện tích hình bình hành: .Sah Với a: độ dài cạnh h: đường cao tương ứng với cạnh 4. Hình chữ nhật a. Định nghĩa Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật khi và chỉ khi: 90ABCD .