Content text C4. Bài 4. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.pdf
BÀI 4. CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Ba trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. - Nếu một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. - Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. 2. Trường hợp bằng nhau đặc biệt của tam giác vuông Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. Xét ABC và DEF có : A D 90 AB EF ABC DEF ch cgv ABE BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN Dạng 1. Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau Phương pháp giải: - Xét hai tam giác vuông - Xét các yếu tố bằng nhau của hai tam giác vuông rồi đối chiếu lên các trường hợp bằng nhau của chúng (xem phần Tóm tắt lý thuyết). - Kết luận hai tam giác bằng nhau. 1A. Mỗi hình sau có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?
a) b) 1B. Tìm và chứng minh các tam giác vuông bằng nhau trong mỗi hình sau: a) b) 2A. Cho ABC có AB AC . Kẻ AH BC tại H . a) Chứng minh ABH ACH . b) Kẻ HM AB tại M , HN AC tại N . Chứng minh AMH ANH . c) Chứng minh MBH NCH . d) Chứng minh HA là tia phân giác của MHN 2B. Cho ABC có AB AC . Kẻ BM AC tại M ,CN AB tại N . Chứng minh: a) AMB ANC . b) BCN CBM . 3A. Cho ABC vuông tại A có AB AC . Gọi d là đường thẳng bất kì đi qua A và cắt BC tại M . Kẻ BH d tại H,CK d tại K . Chứng minh BHA AKC . 3B. Cho ABC vuông tại A (AB AC) .Kẻ AH BC tại H . Trên AB lấy điểm I sao cho AI AC . Kẻ IK AH tại K . Chứng minh AHC IKA. Dạng 2. Sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
Phương pháp giải: - Chọn ra hai tam giác vuông có cạnh (góc) là hai đoạn thẳng (góc) mà đề bài yêu cầu chứng minh bằng nhau. - Chứng minh hai tam giác vuông đó bằng nhau theo trường hợp đã học rồi suy ra hai cạnh (góc) tương ứng bằng nhau. 4A. Cho xOy nhọn. Lấy hai điểm A, B lần lượt thuộc Ox,Oy sao cho OA OB . Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Oy tại E . Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với Ox tại F . Chứng minh: a) OE OF . b) BAE ABF . c) Gọi I là giao điểm của AE và BF . Chứng minh OI AB . 4B. Cho ABC có AB AC . Đường thẳng qua B vuông góc với AB cắt đường thẳng qua C vuông góc với AC tại O . Chứng minh: a) BO CO . b) AO BC . c) BCO CBO . 5A. Cho ABC vuông tại A có BM là tia phân giác của Bˆ M AC . Kẻ MD BC tại D . Kéo dài MD cắt AB tại E . a) Chứng minh BA BD . b) Chứng minh ABC DBE . c) Kẻ DH AC tại H, AK DE tại K, AK cắt DH tại N . Chứng minh MN là tia phân giác của KMH . d) Chứng minh B, M , N thẳng hàng. 5B. Cho ABC nhọn có AB AC . Gọi I là giao điểm tia phân giác của góc B và góc C . Từ I lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với BC, AC, AB tại M , N, P . Chứng minh: a) BM BP . b) IM IN . c) BP CN BC . d) AI là tia phân giác của BAC . Dạng 3. Ứng dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông vào thực tế 6A. “Để biết độ dài các cột đèn cao áp (trồng thẳng đứng)
có bằng nhau không, ta có thể đo bóng của chúng dưới ánh sáng Mặt Trời mà không cân đo chính xác độ dài của mỗi cột". Do Mặt Trời ở xa Trái Đất nên có thể coi ánh sáng tạo với mặt đất những góc bằng nhau. Sử dụng hình vẽ bên cạnh, em hãy chứng tỏ nhận xét trên nhé. 6B. Diều giấy là một loại diều đơn giản, dễ làm và rất hay gặp ở các vùng nông thôn Việt Nam. Muốn diều bay được, ngoài phần đuôi diều thì thân diều cũng phải được thiết kế là một tứ giác cân xứng, không "lệch". Để làm được điều này, người ta đặt hai que tre (gọi là "xương" diều) vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi que và 4 đỉnh của thân diều trùng với 4 đầu của hai que tre. Khi đó, thân diều là một tứ giác có 2 cặp cạnh bằng nhau và đảm bảo tính cân xứng. Em hãy chỉ ra và chứng minh hai cặp cạnh bằng nhau đó trên hình vẽ nhé. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN 7. Cho ABC nhọn có AB AC . Gọi M là trung điểm của BC . Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với BC , cắt tia phân giác của BAC tại I . Kẻ IH AB tại H,IK AC tại K . Chứng minh: a) IB IC . b) IH IK . c) BH CK . 8. Cho ABC có AB AC . Lấy điểm E thuộc tia phân giác của BAC sao cho E nằm ngoài ABC . Kẻ EN AB tại N, EP AC tại P . Chứng minh: a) AEN AEP . b) ABE ACE . c) BNE CPE . d) Gọi M là trung điểm của BC . Chứng minh A, M , E thẳng hàng.